Thị trường băng đĩa nhạc: Lan tràn văn hoá phẩm “bẩn”

Chủ Nhật, 03/04/2005, 08:27
Một trong những cách chuyển đĩa phản động là dán bên ngoài mặt đĩa một cái nhãn rất hiền lành nào đó: Đĩa cài đặt chương trình Photoshop… rồi cầm vào Việt Nam theo con đường du lịch, thăm thân nhân.

Ngay từ đầu tháng 3, các tổ chức phản động người Việt ở nước ngoài như "chính phủ Việt Nam tự do" của Nguyễn Hữu Chánh, "tập thể chiến sĩ Việt Nam cộng hòa hải ngoại" do Nguyễn Xuân Vinh, Lê Minh Đảo cầm đầu, đảng Việt Tân, mặt trận Hoàng Cơ Minh... đã không ngớt kêu gào bà con Việt kiều về bang California, Mỹ để tham gia biểu tình vào cuối tháng 4, nhằm kỷ niệm cái mà bọn họ gọi là "Ngày quốc hận".

Song song với những hoạt động đó, nhiều nhóm phản động còn sử dụng những phương tiện văn hóa để kích động lòng hận thù, đầu độc giới trẻ và chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc...

Tích cực nhất trong việc chuẩn bị cho cái gọi là “Kỷ niệm 30 năm ngày quốc hận”, các cơ sở sản xuất băng đĩa nhạc của người Việt phản động ở nước ngoài như Asia, Dạ Lan, Radio Bolsa, Trung tâm Làng Văn, Kh'Mer Campuchia Crôm, Quỹ người Thượng của Ksor Kơk, Thúy Nga Paris... liên tục cho ra lò những đĩa CD, VCD, DVD rồi tán phát về Việt Nam bằng nhiều con đường khác nhau mà cụ thể là những đĩa “Duy Khánh”, “Khổ nạn”, “Hành trình tự do”, “Tiếng hát trái tim”, “Chiến tranh hòa bình”...

Việt Dzũng, một gã "biệt kích văn nghệ" của Radio Bolsa.

Khi đã đem vào Việt Nam an toàn, những tên "biệt kích văn nghệ" này bèn cho nhân bản rồi tung ra thị trường. Một máy tính có lắp 10 ổ ghi, chỉ vài chục phút có thể cho ra 1.000 bản.

Một hình thức khác là gửi theo những gói hàng, quà biếu bằng đường bưu điện (cán bộ hải quan kiểm hóa bưu điện đã từng phát hiện một bộ VCD gồm 20 đĩa, dán nhãn giáo trình Y khoa nhưng trong đó, có 1 đĩa là nhạc phản động).

Nhiều cơ sở sản xuất băng đĩa ở nước ngoài chỉ một thời gian ngắn sau khi phát hành, bèn tung lên mạng Internet để mọi người có thể tự do tải về mà không phải trả chi phí.

Nội dung loại đĩa nhạc này phần lớn là những bài hát ca ngợi lính cộng hòa, được sáng tác từ trước 30/4/1975 với hình ảnh từng đám rằn ri đang hò hét xung phong, hoặc cảnh máy bay ném bom, khói lửa mù mịt. Còn sau ngày 30/4, là những bài hát kích động sự căm thù, lồng vào những cảnh vượt biên, di tản.

Bên cạnh đó, lại có đĩa VCD ghi toàn văn buổi phỏng vấn tướng bại trận Lê Minh Đảo khi gã đứng ra tổ chức “đại hội toàn quân”, hoặc phỏng vấn diễn viên Đơn Dương với nội dung bày tỏ quan điểm chống đối, hoặc những đĩa VCD ghi cảnh biểu tình của các nhóm chống Cộng ở hải ngoại.

Nguy hiểm hơn cả là một số tên "biệt kích văn nghệ" ở Trung tâm ca nhạc hải ngoại Biển Nhớ, nhập cảnh vào nước ta dưới dạng thăm thân nhân, du lịch, đã thực hiện nhiều cảnh quay trên đường phố, nhà thờ, chùa chiền, các điểm vui chơi, các khu giải trí rồi đưa ra nước ngoài dàn dựng, lồng ghép lại với ý đồ xấu, cụ thể là đĩa VCD “Triệu đóa hồng cho phụ nữ Việt Nam”, “Phóng sự gái bán thân Hà Nội”, “Tuyển chọn M.C”, “Tuyển chọn nghệ sĩ”.

Tại Việt Nam, tính đến tháng 9/2004, cả nước có khoảng gần 5.000 cơ sở kinh doanh băng đĩa và gần 3.000 cơ sở kinh doanh xuất bản phẩm. Tuy nhiên, băng đĩa do các công ty chính thống phát hành lại chưa đa dạng, giá cao hơn giá băng đĩa ngoài luồng nên nhiều cơ sở kinh doanh chỉ mua năm, bảy đĩa có tem nhãn gọi là, còn thì họ mua trôi nổi trên thị trường tự do, rồi nhân bản.

Một đĩa phim VCD do một cơ sở quốc doanh phát hành có giá từ 35 – 36 nghìn đồng trong lúc một đĩa in sang lậu cùng nội dung, chỉ có... 8.000 đồng, và nhiều cửa tiệm bán tạp hóa kiêm luôn cả việc cho thuê hoặc bán băng đĩa, hoặc lợi dụng việc bán băng đĩa CD ca nhạc (không phải có giấy phép) để bán thêm đĩa hình.

Tại Tp. HCM, băng đĩa phản động, đồi trụy có thể dễ dàng tìm thấy tại khu Huỳnh Thúc Kháng, khu An Dương Vương hoặc mấy đoạn vỉa hè cuối đường Nguyễn Thị Minh Khai. Còn ở Hà Nội, nó tập trung tại chợ Hòa Bình và phố Hàng Bài.

Ngoài việc đi vào nước ta bằng con đường du lịch, thăm thân nhân hoặc qua đường bưu điện như vừa nói ở trên, băng đĩa (chủ yếu là đĩa hình đồi trụy) phần lớn có nguồn gốc từ Mỹ, Pháp, Trung Quốc, Đài Loan, còn đi theo những tay cửu vạn, vượt cửa khẩu Tân Thanh, Đồng Đăng ở Lạng Sơn, Móng Cái - Quảng Ninh, Lao Bảo - Quảng Trị rồi tập kết về Hà Nội và TP HCM để in sao, tán phát...--PageBreak--

Tại Tp. HCM, việc in sao được thực hiện bởi nhiều nhóm ở các quận 3, 5, 10, 11, Tân Bình, Bình Thạnh rồi phân phối cho các cửa hàng trong thành phố cùng các tỉnh. Để đối phó với cơ quan chức năng, khi mua băng, đĩa trắng, họ thường khai địa chỉ ma và điều này có sự tiếp tay của một số công ty cung cấp.

Công ty trách nhiệm hữu hạn V., trụ sở tại quận Tân Bình, từ tháng 1/2004 đến tháng 5-2004, qua khảo sát cho thấy doanh số bán ra tháng cao nhất là 8.100.000 đĩa (bình quân mỗi ngày bán 270.000 đĩa), tháng thấp nhất 1.300.000 đĩa (bình quân mỗi ngày bán 44.247 đĩa), trong lúc số lượng mà Công ty V. bán cho các công ty sản xuất băng đĩa như Vafaco, Phương Nam, Công ty Văn hóa tổng hợp Bến Thành lại rất ít, và không thường xuyên (mỗi lần các đơn vị này chỉ mua khoảng 3.000 đĩa).

Việc tán phát các đĩa hình - chủ yếu là đĩa hình đồi trụy cũng có nhiều vấn đề cần nói. Hầu hết đều thực hiện dưới hình thức bán dạo, và người bán dạo đa phần là người từ các nơi đến nên không có chỗ ở ổn định. Bên cạnh đó, họ lại nghèo, và số lượng họ mang giữ không quá 10 đĩa nên nếu bị bắt, cũng khó xử phạt.

Một ví dụ điển hình về kiểu kinh doanh đĩa lậu. 14h ngày 27/10/2004, lực lượng liên ngành 814 Tp. HCM với sự hỗ trợ của Công an phường Bến Nghé, đã kiểm tra Cửa hàng kinh doanh băng đĩa số 112 Hồ Tùng Mậu. Sau hơn 4 giờ làm việc, lực lượng liên ngành đã phát hiện, thu giữ trên 10.000 đĩa không dán nhãn, tem theo quy định, trong đó có rất nhiều băng đĩa với nội dung là những bài hát ca ngợi lính cộng hòa. Trước những chứng cứ không thể chối cãi, Phạm Thị Mai buộc phải ký vào biên bản vi phạm.

Trước đó, ngày 5/5, Công an phường Bến Nghé kiểm tra, thu gữ 31 thể loại đĩa không dán tem và nhãn. Tuy nhiên, việc kinh doanh băng đĩa lậu, đặc biệt là những loại băng đĩa có nội dung đồi trụy mang lại lợi nhuận lớn nên dù bị kiểm tra và xử lý hành chính nhiều lần, nhưng cửa hàng 112 Hồ Tùng Mậu vẫn ngang nhiên mở rộng hoạt động với quy mô lớn hơn.

Đến ngày 26/8/2004, Công an phường Bến Nghé tiếp tục kiểm tra, phát hiện và thu giữ 3.870 băng đĩa lậu nằm ngoài danh mục băng đĩa được phép lưu hành của ngành văn hóa thông tin

V.C.
.
.
.