Cuộc phiêu lưu kỳ diệu của một bộ đồ mổ qua hai cuộc kháng chiến

Thứ Tư, 14/08/2013, 21:06
Bộ đồ mổ đó đã được bác sĩ Quân y Vương Đình Cừ trân trọng, bảo quản và sử dụng để thực hiện 2.000 ca mổ dưới cả ba hình thức tiểu, trung và đại phẫu. Bộ đồ mổ kỳ diệu đó từ bàn tay nhân hậu của người bác sĩ Quân y đã cứu bao nhiêu thương binh sống và tiếp tục chiến đấu. Ai trong số đó còn lại hôm nay sẽ không bao giờ quên tấm lòng nhân hậu và đôi bàn tay vàng của người bác sĩ Quân y năm xưa.

Chúng tôi xin được bắt đầu câu chuyện từ một bức thư đầy xúc động của bác sĩ Quân y lão thành Vương Đình Cừ - bà Nguyễn Thị Nho, vợ ông gửi từ xóm 3, xã Diễn Cát, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An có ghi thêm ĐT: 038.3672259 - DĐ: 01294115898 gửi tới cựu chiến sĩ tình báo Công an nhân dân Thừa Thiên - Huế Lâm Bình, tác giả tập hồi ức “Người điệp báo quả cảm” do nhà văn Nguyễn Quang Hà ghi được Nhà xuất bản Công an nhân dân công bố năm 2012. Sau đây là bút tích và lời văn của bức thư đầy tình nghĩa đó:

Kính gửi anh Lâm Bình thân mến!
Kính gửi ông/bà và các cháu thân mến!

Vào tối 25/6, ông bà tôi tình cờ được nghe mẩu chuyện điệp báo viên quả cảm, phát thanh viên an ninh Đài Tiếng nói Việt Nam, trong đó có câu chuyện anh Lâm Bình lấy hộp đồ mổ của địch trong những năm chống đế quốc Pháp ở TP Huế. Tôi vô cùng cảm kích, tìm mọi cách để liên lạc được với anh, nhờ bác sĩ Lê Thế Trung mà tôi biết được địa chỉ gia đình anh. Liền sau đó điện thoại liên lạc được với anh chị. Tôi là một trong những người trực tiếp sử dụng hộp đồ mổ đó. Thay mặt anh em Quân y phẫu thuật viên, thay mặt anh em thương binh chân thành cảm tạ người lấy hộp đồ mổ trong lòng địch ra, lòng tri ân biết ơn anh nhiều.

Hộp đồ mổ đó rất đa năng từ tiểu phẫu, trung phẫu cho đến đại phẫu, cấp cứu nhiều ca ngoại khoa và thương binh nặng. Riêng tôi đã phẫu thuật xử trí trên 2.000 thương binh trong thời kỳ chống Mỹ. Hộp đồ mổ đi theo chúng tôi có câu chuyện trong đợt 1 Tổng tấn công Mậu Thân (1968) đánh vào sân bay Tân Sơn Nhất. Khi rút giải quyết thương binh chuyển về phía sau, hộp đồ mổ tạm thời để vào giữa một ngôi mộ ở vườn cau đỏ ở Thanh An. Sau xuống đợt 2 lại moi ra tiếp tục sử dụng. Hộp đồ mổ theo anh em Quân y Trung đoàn 101 suốt chiến trường Đông Dương. Qua 2 cuộc kháng chiến trường kỳ vinh dự đi theo Trung đoàn 2 lần anh hùng. Sau này trung đoàn giải thể nhập vào Tỉnh đội Tây Ninh.

Hộp đồ mổ đó bây giờ ở đâu cũng chưa biết. Giá như được nằm trong bảo tàng thì quý hóa và vinh dự biết bao.

Bức thư xúc động.

64 năm sau, với bức thư này của cựu bác sĩ Quân y Vương Đình Cừ, ông mới biết rằng, bộ đồ mổ mà ông lấy từ tay kẻ thù năm xưa lại có một sứ mệnh rất vinh quang, nó có cả một cuộc phiêu lưu đầy công trạng, nó đi qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ, đi qua bao nhiêu chiến trường gian lao và anh dũng cho đến thắng lợi cuối cùng giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Bộ đồ mổ đó đã được bác sĩ Quân y Vương Đình Cừ trân trọng, bảo quản và sử dụng để thực hiện 2.000 ca mổ dưới cả ba hình thức tiểu, trung và đại phẫu. Bộ đồ mổ kỳ diệu đó từ bàn tay nhân hậu của người bác sĩ Quân y đã cứu bao nhiêu thương binh sống và tiếp tục chiến đấu. Ai trong số đó còn lại hôm nay sẽ không bao giờ quên tấm lòng nhân hậu và đôi bàn tay vàng của người bác sĩ Quân y năm xưa.

Quả thật, 64 năm đã trôi qua, câu chuyện về cuộc phiêu lưu kỳ diệu của bộ đồ mổ mà bác Vương Đình Cừ kể lại, ở tuổi cận kề cửu thập niên, người điệp viên quả cảm Lâm Bình vô cùng xúc động, trước ý nghĩa lớn lao của những chiến công thầm lặng người chiến sĩ Công an nhân dân, trong đó có ông

Nguyễn Tri Nguyên
.
.
.