Bẻ gãy cuộc rút lui chiến lược từ Tây Nguyên xuống đồng bằng

Thứ Hai, 27/04/2015, 18:35
Sau khi Buôn Ma Thuột thất thủ 4 ngày, tại Cam Ranh, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu triệu tập một cuộc họp tướng lĩnh cao cấp của quân đội Sài Gòn gồm Thủ tướng Trần Thiện Khiêm, Đại tướng Cao Văn Viên - Tổng tham mưu trưởng Quân lực Việt Nam Cộng hòa, Trung tướng, Cố vấn an ninh Đặng Văn Quang và Thiếu tướng, Tư lệnh Quân đoàn 2 Phạm Văn Phú. Tại cuộc họp này, tướng Phú báo cáo tình hình chiến sự Tây Nguyên đang lâm vào tình thế bi đát, rồi xin tăng viện máy bay, xe tăng, bọc thép và binh lính để phản kích, nhưng Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chối và gượng gạo ra lệnh rút quân khỏi Tây Nguyên để thực hiện ý đồ co cụm chiến lược cố thủ đồng bằng duyên hải.

Nghe Đại tướng Cao Văn Viên bày tỏ lo ngại khi nhìn lại thảm họa đã xảy ra đối với Binh đoàn cơ động số 100 của quân viễn chinh Pháp trên đường 19 năm 1954, Thiệu và các tướng lĩnh quyết định rút quân theo đường số 7. Cuộc rút lui giao cho Chuẩn tướng Trần Văn Cẩm – Phó Tư lệnh Quân đoàn 2 đảm trách. 

Chuẩn tướng Phạm Duy Tất – Tư lệnh Biệt động quân trực tiếp chỉ huy hành quân, Chuẩn tướng Không quân Phạm Ngọc Sang điều động máy bay vận tải hàng hóa di tản và máy bay oanh tạc mở đường, Đại tá Lê Khắc Lý – Tham mưu trưởng Quân đoàn 2 điều công binh sửa chữa cầu đường…để một bộ phận của Quân đoàn 2 cùng 6 Liên đoàn biệt động quân, Liên đoàn 20 công binh, 2 Thiết đoàn xe tăng, 4 Tiểu đoàn pháo binh, 1 Trung đoàn hậu cứ 40 và ba Tiểu khu Gia Lai, Kon Tum, Phú Bổn rút quân.

Những cán bộ chủ chốt trong Sở Chỉ huy tiền phương Phú Yên sau khi tham gia bẻ gãy cuộc rút lui chiến lược của địch.

Đại tá Trần Văn Mười – một trong những nhân chứng lịch sử, sau nay là Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Phú Yên nhớ lại: “Do đoán biết ý đồ của địch, Quân ủy Trung ương chỉ thị Sở chỉ huy tiền phương Phú Yên triển khai phương án phối hợp bộ đội chủ lực truy chặn, bẻ gãy cuộc rút lui chiến lược của địch. 8h sáng 17/3/1975, Sở chỉ huy tiền phương Phú Yên nhận được chỉ đạo của Tư lệnh Quân khu 5 quyết tâm không để cho địch xuống tới đồng bằng Tuy Hòa, nên điều động bộ đội Tiểu đoàn 96 hành quân lên Củng Sơn, huyện Sơn Hòa nối liên lạc với Trung đoàn 64, Sư đoàn 320 đang truy kích địch”.

Tại cuộc họp Sở chỉ huy tiền phương Phú Yên tổ chức ở núi Hương, xã Hòa Mỹ, huyện Tuy Hòa 1 do đồng chí Nguyễn Duy Luân – Bí thư Tỉnh ủy và Đại tá Ông Văn Bưu, Tỉnh đội trưởng Phú Yên chủ trì đã phán đoán: sau khi rút trên đường 7 qua khỏi Củng Sơn, bị bộ đội Tiểu đoàn 96 chặn đánh, địch sẽ vượt sông Ba sang đường 5 thuộc huyện Tuy Hòa 1, vì trước đó chúng đã tăng cường trọng pháo lên cứ điểm Hòn Kén ở Sơn Thành, mở đường từ đèo Giấy sang núi Mái Nhà và đưa phà ra sông Ba. 

Chính vì vậy, đêm 18/3/1975, Tiểu đoàn 13 và du kích địa phương được lệnh tập kích cứ điểm Cầu Cháy nằm giữa địa phận xã Hòa Mỹ và Hòa Đồng - nơi Đại đội 4, Tiểu đoàn 236 và 3 Trung đội thám báo, thông tin và hỏa lực mạnh của địch đang đóng quân; Tiểu đoàn 9 và các đại đội đặc công 203, 25, 377 ngược đường 5 lên cứ điểm Hòn Kén, Hòn Sặc chặn đánh địch từ Tây Nguyên xuống và khống chế địch chi viện từ thị xã Tuy Hòa lên. Đến chiều 19/3/1975, bộ đội và du kích đã xóa sổ các cứ điểm của địch ở 5 xã thuộc huyện Tuy Hòa 1, làm chủ hơn 10km trên đường số 5.

Mặc dù đã bị Sư đoàn 320 chặn đánh tơi tả ở Cheo Reo, gần một vạn binh lính, sĩ quan địch thương vong, trên 500 xe quân sự phá hỏng, nhưng trưa 19/3/1975, hơn hai vạn quân địch và gần 2.000 xe quân sự, chủ yếu là xe tăng bọc thép vẫn tìm cách rút lui xuống đồng bằng.

 Hàng trăm xe quân sự của địch cùng xe dân sự ùn tắc trên đường 7.

Do phán đoán đúng tình hình, nên khi địch bắc cầu dã chiến cho mũi quân đầu tiên với 5 xe bọc thép vượt sông Nhau từ Củng Sơn sang đường 5 đã bị bộ đội ta chặn đánh tại Trường Lạc, xã Sơn Thành, huyện Tuy Hòa 1 ngay trong buổi chiều hôm đó. 5 ngày tiếp theo, bộ đội ta mai phục đánh địch trên đường 5 từ Gò Mầm, Phú Thứ lên Đồng Bò, Lương Phước khiến cho hàng ngàn xe quân sự dồn lại ở Củng Sơn, Hòn Kén, binh lính địch hoang mang, lo sợ.

Để giải cứu tình thế, Tỉnh trưởng tỉnh Phú Yên Vũ Quốc Gia huy động Liên đoàn 924 và Tiểu đoàn 236 mở các cuộc phản kích. Bộ Tư lệnh tiền phương Quân đoàn 2 điều máy bay phản lực A37 và trực thăng giội bom, đạn xuống đường 5. Một số chiến sĩ của ta bị thương vong, nhiều vùng quê bị cày xới, nhưng người dân vẫn hối hả tải đạn lên phía trước, đưa thương binh về tuyến sau, góp phần cùng bộ đội và du kích chống trả kiên cường. Đạn cối, DKZ của bộ đội vẫn giội lửa vào xe tăng M41, M48, hỗ trợ bộ đội xông lên làm chủ trận địa đường 5, chặn đứng cuộc rút lui của địch. Trong cảnh hỗn loạn, xe tăng, bọc thép của địch mở đường máu tháo chạy, nhưng bộ đội ta truy kích quyết liệt.

Tại tiêu điểm núi Một, thị trấn Củng Sơn, hơn 30 xe tăng, bọc thép của địch co cụm vào chiều 25/3/1975 đã bị bộ đội tiểu đoàn 96 bao vây tiêu diệt. Chiến thắng núi Một và những trận đánh quyết tử trên đường 5 không chỉ bẻ gãy cuộc rút lui chiến lược của địch từ Tây Nguyên về đồng bằng, mà còn tạo đà cho quân giải phóng đánh chiếm thị xã Tuy Hòa sáng 1/4/1975. 

Khi bộ đội tiến công vào thị xã Tuy Hòa, chiếc máy bay trực thăng của địch ở tỉnh đường Phú Yên bị đạn pháo của ta phá hỏng, Chuẩn tướng Trần Văn Cẩm và Đại tá Vi Văn Bình cải trang thường dân, lội qua sông Đà Rằng tìm đường chạy trốn, nhưng đã bị dân quân huyện Tuy Hòa 1 vây bắt vào sáng 2/4/1975.

Khi nói đến chiến thắng bẻ gãy cuộc rút lui chiến lược của địch từ Tây Nguyên về đồng bằng trên đường số 7, nhiều tướng lĩnh của địch phải thú nhận đó là cuộc rút quân bi thảm nhất của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, không chỉ dẫn đến chết chóc tang thương hàng ngàn binh lính, sĩ quan mà còn góp phần nhanh chóng gây sụp đổ chế độ Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.

Sau khi Buôn Ma Thuột thất thủ 4 ngày, tại Cam Ranh, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu triệu tập một cuộc họp tướng lĩnh cao cấp của quân đội Sài Gòn gồm Thủ tướng Trần Thiện Khiêm, Đại tướng Cao Văn Viên - Tổng tham mưu trưởng Quân lực Việt Nam Cộng hòa, Trung tướng, Cố vấn an ninh Đặng Văn Quang và Thiếu tướng, Tư lệnh Quân đoàn 2 Phạm Văn Phú. 

Tại cuộc họp này, tướng Phú báo cáo tình hình chiến sự Tây Nguyên đang lâm vào tình thế bi đát, rồi xin tăng viện máy bay, xe tăng, bọc thép và binh lính để phản kích, nhưng Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chối và gượng gạo ra lệnh rút quân khỏi Tây Nguyên để thực hiện ý đồ co cụm chiến lược cố thủ đồng bằng duyên hải.

Nghe Đại tướng Cao Văn Viên bày tỏ lo ngại khi nhìn lại thảm họa đã xảy ra đối với Binh đoàn cơ động số 100 của quân viễn chinh Pháp trên đường 19 năm 1954, Thiệu và các tướng lĩnh quyết định rút quân theo đường số 7. Cuộc rút lui giao cho Chuẩn tướng Trần Văn Cẩm – Phó Tư lệnh Quân đoàn 2 đảm trách. Chuẩn tướng Phạm Duy Tất – Tư lệnh Biệt động quân trực tiếp chỉ huy hành quân, Chuẩn tướng Không quân Phạm Ngọc Sang điều động máy bay vận tải hàng hóa di tản và máy bay oanh tạc mở đường, Đại tá Lê Khắc Lý – Tham mưu trưởng Quân đoàn 2 điều công binh sửa chữa cầu đường…để một bộ phận của Quân đoàn 2 cùng 6 Liên đoàn biệt động quân, Liên đoàn 20 công binh, 2 Thiết đoàn xe tăng, 4 Tiểu đoàn pháo binh, 1 Trung đoàn hậu cứ 40 và ba Tiểu khu Gia Lai, Kon Tum, Phú Bổn rút quân.

Quân địch bắc cầu phao vượt qua sông Ba trong cảnh hoảng loạn.

Đại tá Trần Văn Mười – một trong những nhân chứng lịch sử, sau nay là Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Phú Yên nhớ lại: “Do đoán biết ý đồ của địch, Quân ủy Trung ương chỉ thị Sở chỉ huy tiền phương Phú Yên triển khai phương án phối hợp bộ đội chủ lực truy chặn, bẻ gãy cuộc rút lui chiến lược của địch. 8h sáng 17/3/1975, Sở chỉ huy tiền phương Phú Yên nhận được chỉ đạo của Tư lệnh Quân khu 5 quyết tâm không để cho địch xuống tới đồng bằng Tuy Hòa, nên điều động bộ đội Tiểu đoàn 96 hành quân lên Củng Sơn, huyện Sơn Hòa nối liên lạc với Trung đoàn 64, Sư đoàn 320 đang truy kích địch”.

Tại cuộc họp Sở chỉ huy tiền phương Phú Yên tổ chức ở núi Hương, xã Hòa Mỹ, huyện Tuy Hòa 1 do đồng chí Nguyễn Duy Luân – Bí thư Tỉnh ủy và Đại tá Ông Văn Bưu, Tỉnh đội trưởng Phú Yên chủ trì đã phán đoán: sau khi rút trên đường 7 qua khỏi Củng Sơn, bị bộ đội Tiểu đoàn 96 chặn đánh, địch sẽ vượt sông Ba sang đường 5 thuộc huyện Tuy Hòa 1, vì trước đó chúng đã tăng cường trọng pháo lên cứ điểm Hòn Kén ở Sơn Thành, mở đường từ đèo Giấy sang núi Mái Nhà và đưa phà ra sông Ba. 

Chính vì vậy, đêm 18/3/1975, Tiểu đoàn 13 và du kích địa phương được lệnh tập kích cứ điểm Cầu Cháy nằm giữa địa phận xã Hòa Mỹ và Hòa Đồng - nơi Đại đội 4, Tiểu đoàn 236 và 3 Trung đội thám báo, thông tin và hỏa lực mạnh của địch đang đóng quân; Tiểu đoàn 9 và các đại đội đặc công 203, 25, 377 ngược đường 5 lên cứ điểm Hòn Kén, Hòn Sặc chặn đánh địch từ Tây Nguyên xuống và khống chế địch chi viện từ thị xã Tuy Hòa lên. Đến chiều 19/3/1975, bộ đội và du kích đã xóa sổ các cứ điểm của địch ở 5 xã thuộc huyện Tuy Hòa 1, làm chủ hơn 10km trên đường số 5.

Mặc dù đã bị Sư đoàn 320 chặn đánh tơi tả ở Cheo Reo, gần một vạn binh lính, sĩ quan địch thương vong, trên 500 xe quân sự phá hỏng, nhưng trưa 19/3/1975, hơn hai vạn quân địch và gần 2.000 xe quân sự, chủ yếu là xe tăng bọc thép vẫn tìm cách rút lui xuống đồng bằng. Do phán đoán đúng tình hình, nên khi địch bắc cầu dã chiến cho mũi quân đầu tiên với 5 xe bọc thép vượt sông Nhau từ Củng Sơn sang đường 5 đã bị bộ đội ta chặn đánh tại Trường Lạc, xã Sơn Thành, huyện Tuy Hòa 1 ngay trong buổi chiều hôm đó. 

5 ngày tiếp theo, bộ đội ta mai phục đánh địch trên đường 5 từ Gò Mầm, Phú Thứ lên Đồng Bò, Lương Phước khiến cho hàng ngàn xe quân sự dồn lại ở Củng Sơn, Hòn Kén, binh lính địch hoang mang, lo sợ. Để giải cứu tình thế, Tỉnh trưởng tỉnh Phú Yên Vũ Quốc Gia huy động Liên đoàn 924 và Tiểu đoàn 236 mở các cuộc phản kích. Bộ Tư lệnh tiền phương Quân đoàn 2 điều máy bay phản lực A37 và trực thăng giội bom, đạn xuống đường 5. 

Một số chiến sĩ của ta bị thương vong, nhiều vùng quê bị cày xới, nhưng người dân vẫn hối hả tải đạn lên phía trước, đưa thương binh về tuyến sau, góp phần cùng bộ đội và du kích chống trả kiên cường. Đạn cối, DKZ của bộ đội vẫn giội lửa vào xe tăng M41, M48, hỗ trợ bộ đội xông lên làm chủ trận địa đường 5, chặn đứng cuộc rút lui của địch. Trong cảnh hỗn loạn, xe tăng, bọc thép của địch mở đường máu tháo chạy, nhưng bộ đội ta truy kích quyết liệt.

Tại tiêu điểm núi Một, thị trấn Củng Sơn, hơn 30 xe tăng, bọc thép của địch co cụm vào chiều 25/3/1975 đã bị bộ đội tiểu đoàn 96 bao vây tiêu diệt. Chiến thắng núi Một và những trận đánh quyết tử trên đường 5 không chỉ bẻ gãy cuộc rút lui chiến lược của địch từ Tây Nguyên về đồng bằng, mà còn tạo đà cho quân giải phóng đánh chiếm thị xã Tuy Hòa sáng 1/4/1975. Khi bộ đội tiến công vào thị xã Tuy Hòa, chiếc máy bay trực thăng của địch ở tỉnh đường Phú Yên bị đạn pháo của ta phá hỏng, Chuẩn tướng Trần Văn Cẩm và Đại tá Vi Văn Bình cải trang thường dân, lội qua sông Đà Rằng tìm đường chạy trốn, nhưng đã bị dân quân huyện Tuy Hòa 1 vây bắt vào sáng 2/4/1975.    

Khi nói đến chiến thắng bẻ gãy cuộc rút lui chiến lược của địch từ Tây Nguyên về đồng bằng trên đường số 7, nhiều tướng lĩnh của địch phải thú nhận đó là cuộc rút quân bi thảm nhất của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, không chỉ dẫn đến chết chóc tang thương hàng ngàn binh lính, sĩ quan mà còn góp phần nhanh chóng gây sụp đổ chế độ Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.

Phan Văn Lương
.
.
.