Phát triển nhiệt điện than cần phải quan tâm tới sức khoẻ người dân

Thứ Sáu, 16/11/2018, 18:18

Chiều 16-11 tại Hà Nội, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức toạ đàm trực tuyến “ Nhiệt điện than và vấn đề an ninh năng lượng, môi trường và sức khoẻ con người”. 



Tại hội thảo các chuyên gia, khoa học đã phân tích và đề xuất nhiều giải pháp để phát triển nhiệt điện than một cách ít ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người nhất. Đồng thời, tìm kiếm những nguồn năng lượng tái tạo nhằm phát triển bền vững, lâu dài.

Ông Trần Đình Sính, Phó Giám đốc Trung tâm phát triển Sáng tạo xanh (GreenID), an ninh năng lượng rất quan trọng, dự kiến trong chục năm nữa Việt Nam sẽ phải nhập khẩu than để sản xuất, sẽ phụ thuộc vào nguồn cung của nước ngoài, chi phí sẽ đẩy lên. 

Với 21 nhà máy nhiệt điện than đang vận hành, nhu cầu tiêu thụ than ở Việt Nam hiện tại là khoảng 45 triệu tấn/năm, đến năm 2030 nhu cầu này sẽ tăng lên 129 triệu tấn/năm. Công nghệ tăng lên, nhưng công nghệ về luyện kim sản xuất được nhiệt độ cao hơn, hiệu suất cao hơn nhưng cũng chỉ giảm được 8-10% than đốt. 

Ông Nguyễn Trọng An- Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển cộng đồng (RTCCD) thì cảnh báo về vấn đề ô nhiễm không khí từ bụi và khói từ các nhiệt điện than và giao thông ảnh hưởng tới sức khoẻ người dân. 

Ông Nguyễn Trọng An- Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển cộng đồng (RTCCD) thì cảnh báo về vấn đề ô nhiễm không khí từ bụi và khói từ các nhiệt điện than và giao thông ảnh hưởng tới sức khoẻ người dân. 

Ông Nghiêm Vũ Khải, Đại biểu Quốc hội, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam ( VUSTA) cho rằng, cần phải nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, cần phải sử dụng những công nghệ hiện đại tiết kiệm năng lượng. 

PGS.TS Bùi Thị An, Đại biểu quốc hội khoá XIII, Viện trưởng Viện tài nguyên môi trường và phát triển cộng đồng cũng kiến nghị cần phải có chính sách và nghiên cứu vấn đề phát triển kinh tế gắn với môi trường và sức khoẻ của người dân. Quốc hội và Chính phủ nên giao cho một cơ quan chuyên ngành tính và thẩm định dự án, minh bạch, khách quan trong cách tính giá, trong chi phí thực thì giá của điện than không thấp. 

Để đáp ứng tốc độ tăng trưởng điện ở mức khoảng 10%/năm và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, việc xem xét tỷ trọng phù hợp của loại hình nhiệt điện than cùng lựa chọn công nghệ một cách chọn lọc là những vấn đề cần được xem xét trong việc xây dựng Quy hoạch điện sắp tới. 

Bên cạnh đó cần xem xét một tỷ trọng phù hợp của nhiệt điện điện than, phát triển năng lượng tái tạo cần được ưu tiên thúc đẩy bởi chuyển dịch sang năng lượng xanh không chỉ đóng góp vào mục tiêu khí hậu toàn cầu mà còn là hướng đi thông minh cho Việt Nam: giúp giảm phụ thuộc vào nhiên liệu nhập khẩu, tạo thêm việc làm mới và giảm được các rủi ro về tác động tiêu cực lên môi trường và sức khỏe cộng đồng.


Lưu Hiệp
.
.
.