Kiến nghị dồn điền đổi thửa thế hệ mới để thu hút mạnh đầu tư vào nông nghiệp

Thứ Năm, 22/11/2018, 17:20

Chúng ta nên thực hiện công cuộc dồn điền đổi thửa “Thế hệ mới”, sắp xếp đất trồng lúa thành 2 vùng: chuyên phục vụ tập trung và tích tụ  ruộng đất và vùng chuyên cho hộ còn nhu cầu tự sản xuất. Mỗi vùng sẽ có quy hoạch, hạ tầng riêng. Đây là kiến nghị của các chuyên gia và nhà quản lý tại Hội thảo: Quyền và lợi ích của hộ nông dân trong tích tụ và tập trung ruộng đất do Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) tổ chức ngày 22-11 tại Hà Nội.


Theo Cục trồng trọt khi TTTT ruộng đất người dân có lợi trước mắt là lãi sẽ tăng thêm từ 2,2-7,5 triệu đồng/ha; Sở NN&PTNT tỉnh Hải Dương cho biết ở Hải Dương lãi sẽ tăng 4-5 triệu đồng/ha; trong khi đó, Phòng NN & và PTNT huyện Duy Tiên cho rằng, lãi tăng từ 8-10%. Về lâu dài, TTTT ruộng đất sẽ giúp chuyển đổi từ hộ gia đình sang DN, thay đổi cách làm ăn từ nhỏ lẻ sang quy mô lớn, chuyên nghiệp.

Tuy nhiên các hộ này cũng lo lắng từ việc bán đất vì sợ sử dụng tiền bán đất không hiệu quả; không còn tài sản cho con cháu, tranh chấp vì thủ tục đất đai; lo mất cơ hội đền bù khi nhà nước thu hồi; lo mang tiếng là nông dân lại không làm ruộng...

Về lâu dài, tập trung tích tụ ruộng đất sẽ giúp chuyển đổi từ hộ gia đình sang DN, thay đổi cách làm ăn từ nhỏ lẻ sang quy mô lớn, chuyên nghiệp.

Các hộ mua ruộng có thêm đất để mở rộng sản xuất, cơ hội lời khi đất lên giá, cơ hội nhận đền bù khi thu hồi, có thêm tài sản cho con và có vị thế, tiếng nói trong xã hội. Tuy nhiên, nhu cầu nhận chuyển nhượng đất lại thấp vì có nhiều ràng buộc. Đặc biệt, hạn chế người có nhu cầu nhận chuyển nhượng đất quy mô lớn; quy mô nhận chuyển nhượng và thời hạn sử dụng cũng bị hạn chế.

Diện tích đất hiện còn manh mún, khó khăn đầu tư cơ giới hoá vào sản xuất.

Ông Nguyễn Văn Vương, Phó trưởng phòng, Phòng Cây lương thực và cây thực phẩm, Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) cho rằng, hiện nay, các hình thức tập trung ruộng đất vẫn theo hướng thành lập hợp tác xã, nhưng vẫn theo nền của hợp tác xã cũ nên còn nhiều hạn chế, khó phát triển. Diện tích đất hiện còn manh mún, khó khăn đầu tư cơ giới hoá vào sản xuất. Để thu hút mạnh DN đầu tư vào nông nghiệp cần tạo ra cơ hội cho các hộ dân thực hiện tốt hơn quyền của mình đối với đất nông nghiệp. Hình thành các đầu tàu dẫn dắt nền nông nghiệp, thay đổi từng bước cách thức tổ chức sản xuất từ chỗ phần lớn dựa vào hộ tiểu điền sang dựa vào khu vực DN và hộ đại điền.

TS.Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM cho hay, việc tích tụ tập trung (TTTT) ruộng đất là một trong những yếu tố đầu tiên và tiên quyết để góp phần tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Đây là khởi đầu của việc thay đổi sản xuất nông nghiệp theo hướng quy mô, hiện đại và năng suất lao động cao hơn, và hướng tới nền sản xuất thông minh, gắn chuỗi giá trị từ sản xuất.

Ngoài ra, CIEM cũng kiến nghị cần luật hoá khái niệm tập trung và tích tụ ruộng đất; điều chỉnh lại cách thức lập quy hoạch và nội dung quy hoạch nhằm phân cấp quản lý nhiều hơn cho chính quyền cấp tỉnh và huyện; tăng tính linh hoạt trong việc ra quyết định lựa chọn mục đích sử dụng đất nông nghiệp. Đồng thời, kiến nghị bỏ quy định về thời hạn sử dụng đất đối với đất nông nghiệp để giao hoặc cho thuê sử dụng ổn định lâu dài giống như đất phi nông nghiệp. 
Lưu Hiệp
.
.
.