"Dự án khổng lồ 30 tỷ USD" sẽ phải trình Quốc hội

Thứ Năm, 24/05/2007, 08:48
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội nói: Tôi chưa rõ tập đoàn này như thế nào và đầu tư cụ thể ra sao... Song, nếu việc đầu tư dự án là đúng và xác định với số vốn như trên thì đương nhiên phải trình Quốc hội quyết định.

Thông tin về dự án khổng lồ với số vốn chưa từng có trong lịch sử đầu tư ở Việt Nam: 30 tỷ USD (tương đương gần 500.000 tỷ đồng) của tập đoàn có tên Eminence đang là tâm điểm thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận. Có hay không một dự án kỷ lục, 30 tỷ USD là sự thật hay là mánh khoé "tung cầu đo gió" của nhà đầu tư?

Trao đổi với phóng viên Báo CAND sáng 23/5, ông Nguyễn Đức Kiên, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội cho biết, Ủy ban chưa nhận được báo cáo chính thức bằng văn bản nào về dự án nói trên.

Theo ông Kiên, nếu dự án có nguồn vốn lớn hoặc liên quan một số vấn đề quan trọng khác thì phải trình Quốc hội để xem xét, quyết định cho phép hay không cho phép chủ trương đầu tư...

- Thưa ông, cụ thể là Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư đối với những dự án thuộc nhóm nào, lĩnh vực nào?

Tờ trình của Eminence Group gửi Thủ tướng Chính phủ ngày 10/5 về việc xin ý kiến chấp thuận chủ trương đầu tư trình bày hai hạng mục mà Eminence muốn đầu tư vào Thanh Hóa gồm: Hợp tác đầu tư xây dựng khu liên hợp gang thép chất lượng cao, có tổng vốn đầu tư là 8 tỉ USD; hợp tác đầu tư các dự án phụ trợ trong khu kinh tế Nghi Sơn và khu vực phụ cận như xây dựng cụm công nghiệp đóng tàu, nhà máy nhiệt điện, bệnh viện... với tổng vốn 22 tỷ USD, diện tích 12.000 m2, thực hiện giai đoạn 2007 - 2015.

Có thể, rồi đây nhiều dự án có quy mô lớn tiếp theo sẽ tiếp tục được ra đời tại Việt Nam. Trong xu thế mở cửa, để kêu gọi các tổ chức kinh tế nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, chúng ta tạo điều kiện thuận lợi, từ thủ tục, quy trình đến các biện pháp thực hiện.

Tuy nhiên, điều hiển nhiên, trong đầu tư, không ai bỏ đồng tiền ra không tính toán, nhất là đồng tiền kinh doanh từ túi của những nhà đầu tư tiếng tăm trên thế giới. Họ biết cần làm gì, không nên làm gì và làm thế nào. Cũng bởi vậy, chúng ta - người cho họ thuê mặt bằng, địa điểm đầu tư tất yếu cũng phải có bước đi chặt chẽ và hợp lý nhất.

- Vấn đề này đã có quy định cụ thể trong Nghị quyết của Quốc hội, quy định về thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án lớn hoặc có các yếu tố quan trọng, đặc thù.

Đó là những dự án có một trong các tiêu chí: nguồn vốn lớn (từ 20.000 tỷ đồng trở lên - PV); tiêu chí về số lượng dân phải di dời, tái định cư (như công trình xây dựng thủy điện Sơn La); ảnh hưởng về môi trường sinh thái lớn; có tính chất đặc thù khác hoặc liên quan đến an ninh quốc gia...

Tất cả những dự án có một trong các tiêu chí trên thì phải trình Quốc hội xem xét, thảo luận và quyết định cụ thể.

- Nhưng đối với dự án có nguồn vốn đầu tư 100% của nước ngoài, Quốc hội có xem xét, quyết định chủ trương đầu tư?

- Nghị quyết không quy định nguồn vốn đó là trong nước hay nước ngoài, của Nhà nước hay của doanh nghiệp, của tổ chức.

Nghĩa là với bất kỳ cá nhân, tổ chức nào, trong hay ngoài nước nếu nguồn vốn đầu tư vượt con số quy định thì phải trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.

- Như vậy, dự án của Tập đoàn Eminence với số vốn khổng lồ, nếu đúng sự thực thì phải trình Quốc hội quyết định.

- Tôi chưa rõ tập đoàn này như thế nào và đầu tư cụ thể ra sao, đó là việc các cơ quan có thẩm quyền xem xét cụ thể. Song, nếu việc đầu tư dự án là đúng và xác định với số vốn như trên thì đương nhiên phải trình Quốc hội quyết định.

Trong trường hợp trình Quốc hội thì UBTV Quốc hội sẽ giao Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cùng một số cơ quan khác chịu trách nhiệm thẩm tra, cho ý kiến trước khi đưa ra Quốc hội thảo luận, quyết định

Đăng Trường
.
.
.