Vải cấu trúc nano tự giặt bằng…ánh sáng

Thứ Hai, 28/03/2016, 08:05
Trong tương lai không xa chúng ta sẽ không phải giặt quần áo nữa bởi vì quần áo tự làm sạch như có phép màu khi tiếp xúc với ánh sáng.

Một nhóm các nhà khoa học đến từ Viện Khoa học Công nghệ Hoàng Melbourne (RMIT), Australia đã gắn cấu trúc nano phân tử đồng và bạc có thể hấp thụ ánh sáng vào vải.

“Phép màu’ xảy ra khi những cấu trúc nano tiếp xúc với ánh sáng, chúng phát ra nguyên tử electron phân hủy chất hữu cơ, chất bẩn bám trên vải. Bây giờ, nếu một người mặc áo phông có cấu trúc nano có phân tử đồng và bạc, mỗi khi được phơi nắng, cấu trúc nano sẽ phóng electron phá tan bụi bẩn làm sạch chiếc áo.

Mô phỏng hoạt động của vải có cấu trúc nano tự làm sạch.

“Vâng, có lẽ không phải là phép màu thật sự, nhưng quần áo có thể tự làm sạch nhờ cấu trúc nano đặc biệt”, Tiến sĩ Mahsa Mohammad Taheri, một nhà khoa học tham gia công trình nghiên cứu chia sẻ với đài phát thanh Sputnik.

Trong khi máy giặt mất 30 phút để giặt quần áo của bạn, cấu trúc nano phá hủy vết  bẩn có thể làm việc này nhanh hơn  và sạch hơn.

Trong tương lai quần áo có cấu trúc nano sẽ tự giặt khi được phơi nắng

Mặc dù, cấu trúc nano phân hủy chất hữu cơ bám trên vải trước đây, các nhà khoa học RMIT vẫn tiếp tục nghiên cứu tìm ra phương pháp gắn cấu trúc nano vĩnh viễn để “giặt” áo sạch hơn. Để làm được điều đó, đội ngũ nghiên cứu nhúng vải vào dung dịch đặc biệt và có thể tạo nên cấu trúc nano trong từng thớ vải.

Ông Taheri cho biết bước tiếp theo là cần nghiên cứu thêm để công trình trở nên hoàn hỏa và tìm ra cách làm ra những loại vải có chứa nano có giá hợp hơn với túi tiền của người tiêu dùng.

Tiến sĩ Taheri trong phòng thí nghiệm vải có cấu trúc nano tự làm sạch bằng ánh sáng.

“Công nghệ này đơn giản, dễ sử dụng và nhanh chóng cho kết quả, nên sẽ không tốn nhiều chi phí”, Tiến sĩ Taheri nói với Đài phát thanh Sputnik.

Ngoài ngành công nghiệp dệt may, công nghệ này có thể đặt nền móng cho  những khám phá khác ngoài chuyện giặt giũ, chẳng hạn thuốc chữa bệnh.

Trúc Phạm
.
.
.