Biến vi khuẩn thành “tên lửa dẫn đường chính xác” phóng thuốc trị ung thư

Thứ Ba, 26/04/2016, 17:18
Một số khoa học giảng dạy tại Đại học Hồng Kông, Trung Quốc đã biến vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm salmonela thành một “tên lửa dẫn đường” có thể “bắn” thuốc chính xác vào tế bào ung thư và loại bỏ khối u, tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng đưa tin ngày 25-4.

Nhóm chuyên gia y học tạo ra một loại vi khuẩn biến đổi DNA mang YB1 chỉ sản sinh trong môi trường kỵ oxy. Điều đó có nghĩa, vi khuẩn nhắm mục tiêu cần diệt vào sự tăng trưởng của khối u ác tính, nhưng không làm tổn hại đến những mô khỏe mạnh.

Một nữ Tiến sĩ, người phát ngôn  Đại học Hồng Kông cho biết: “Các nhà nghiên cứu hy vọng nó có thể được phát triển thành vi khuẩn này hơn nữa để trở thành một tác nhân tiêu diệt khối u hiệu quả trong tương lai gần. Nhóm nghiên cứu hiện đang khai thác những tiềm năng khác của nhóm vi khuẩn mới này. Hy vọng rằng YB1 sẽ được thử nghiệm lâm sàng trong vài năm tới”.

Bà cho biết thêm, các nhà khoa học đã  đăng ký bằng sáng chế ở nhiều quốc gia khác nhau thông qua Văn phòng Chuyển giao Công nghệ Đại học Hồng Kông.

Salmonella là một loại vi khuẩn được phát hiện phổ biến trong thịt ôi và trứng gia cầm sống bị ung, gây ra ngộ độc nếu chúng ta ăn phải sẽ rất nguy hiểm.

Tuy nhiên, các nhà khoa học Đại học Hồng Kông đã biến loại vi khuẩn này thành một tác nhân mới có khả năng chữa trị ung thư, nó sống trong môi trường kỵ oxy, chẳng hạn bên trong một khối u rắn.

GS Huang Jiandong, người tham gia công trình khoa học biến vi khuẩn salmonela thành “tên lửa” dẫn thuốc trị ung thư

Giáo sư Huang Jiandong, Trưởng khoa Y sinh Đại học Hồng Kông cho biết, sau khi bị nhóm nghiên cứu “chinh phục” vi khuẩn hoạt động như một “tên lửa dẫn đường chính xác” phóng thuốc đến đúng khối u ác tính và tiêu diệt nó.

Hiệu quả và tính an toàn đã được thử nghiệm trên chuột bị ung thư gan và vú cho kết quả khả quan.

Đối với bệnh ung thư vú,  các nhà khoa học nhấn mạnh, nếu thuốc điều trị chứa YB1 sẽ làm giảm sự phát triển của khối u đến 50%, và di căn ung thư được ức chế hoàn toàn khi điều trị bàng YB1. Đối với ung thư gan, tăng trưởng khối u bị khống chế đến 90%, tuy nhiên kết quả này mới được chứng thực trên chuột thí nghiệm, để áp dụng cho người còn một chặng đường dài.

Ông Huang chia sẻ,  sử dụng vi khuẩn làm tác nhân điều trị chống lại khối u “rắn mặt” trở thành một lĩnh vực mới nổi trong nghiên cứu điều trị ung thư những năm gần đây.

Ngọc Bích
.
.
.