5 phần mềm chống tội phạm thời công nghệ số "hot" nhất thế giới

Thứ Năm, 06/08/2015, 16:07
Sự bùng nổ của điện thoại thông minh có kết nốiinternet đang trở thành một lợi thế để lực lượng cảnh sát trên thế giới triển khai ứng dụng phòng, chống tội phạm. Những phần mềm này dễ dàng cài đặt vào điện thoại và cho phép người dùng "chống tội phạm từ trong túi".
Phn mm chng mafia Italia

Cách đây 11 năm, một nhóm sinh viên ở Sicily, Italia đã thành lập tổ chức Addiopizzo với mục đích kêu gọi các thương nhân không đóng thuế cho mafia. Đây được coi là một trong những động thái mạnh mẽ để cắt nguồn cung cấp tiền vô cùng quan trọng cho mafia hoạt động và không ngừng mở rộng thanh thế của mình.

Theo báo Giornale di Sicilia, mới đây, Addiopizzo đã đưa ra hai ứng dụng khá hữu hiệu để thực hiện "sứ mệnh" chống lại tội phạm có tổ chức trong thời đại công nghệ số. Một trong những ứng dụng của Addiopizzo giúp người dùng có thể xác định được vị trí nhà hàng, quán cà phê cũng như các doanh nghiệp khác trong khu vực tham gia đấu tranh mạnh mẽ với mafia để ủng hộ.

Trong khi đó, một ứng dụng khác có thể giúp tư vấn, định hướng cho khách hàng những tour du lịch "không có mafia".

Phn mm "Trm cnh sát k thut s" ca Albania

Tạp chí công nghệ có tên Digjitale của Albania cho hay, để phục vụ công tác phòng, chống tội phạm trong thời kỳ bùng nổ thông tin hiện nay, cảnh sát Albania đã cho ra mắt ứng dụng mang tên "Trạm Cảnh sát kỹ thuật số". Ứng dụng này được viết trên hệ điều hành Android nên khá thuận tiện khi sử dụng. Theo đó, ứng dụng hoạt động như một trạm cảnh sát ảo, nơi người dân có thể báo cáo những tội ác ẩn danh và truy cập vào danh sách công khai các nhân viên cảnh sát để kết nối, cung cấp thông tin cần thiết phục vụ quá trình điều tra.

Được biết, "Trạm Cảnh sát kỹ thuật số" là kết quả phối hợp giữa lực lượng cảnh sát Albania và công ty viễn thông Vodafone. Ứng dụng này sẽ cung cấp dịch vụ 24/7.  Thủ tướng Edi Rama cho biết, sẽ tăng cường những ứng dụng thông minh để tăng sự tương tác giữa lực lượng cảnh sát và công dân trong cuộc chiến phòng, chống tội phạm.

Phần mềm SafetiPin hy vọng sẽ giúp "giảm nhiệt" nạn hiếp dâm ở Ấn Độ.

ng dng "Uber" chng ti phm Nam Phi

Uber vốn được hiểu là một ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực vận tải. Theo đó, Uber là người điều phối các hoạt động vận tải hành khách trả tiền còn thành viên tham gia là những tài xế có xe nhàn rỗi. Mặc dù còn đang gây tranh cãi ở nhiều quốc gia, nhưng mô hình hoạt động của Uber đã được cảnh sát Nam Phi triển khai trong ứng dụng phòng chống tội phạm có tên là "Project Namola". Trang web tài chính của Nam Phi - Fin24 gọi ứng dụng này là "Uber chống tội phạm" và hiện đang được triển khai thí điểm ở Tshwane, một khu phố ở Thủ đô Pretoria.

Với phần mềm được cài đặt vào điện thoại di động, khi cảm thấy rơi vào tình trạng nguy hiểm, người dân có thể ấn biểu tượng phía cuối màn hình để được sĩ quan cảnh sát ở khu vực gần nhất hỗ trợ. Giống như hoạt động của Uber, các sĩ quan cảnh sát cũng phải sử dụng điện thoại thông minh để biết khi nào có người dân đang cần sự giúp đỡ. Dự kiến, phần mềm này sẽ được triển khai rộng rãi ở Nam Phi vào tháng tới.

Phn mm "t" ti phm M

Báo Times-Picayune của New Orleans đưa tin, trong khu phố Pháp cổ kính, người dân và các doanh nhân đang nỗ lực cùng với các cơ quan chức năng đấu tranh chống tội phạm bằng ứng dụng "French Quarter Task Force". "French Quarter Task Force" là ứng dụng để chúng ta làm việc với nhau giúp cho đường phố an toàn.

Với "French Quarter Task Force" báo cáo tội phạm sẽ nhanh chóng và bảo mật", một nhân viên của Sở Cảnh sát New Orleans nói. Đây là một ứng dụng mới được triển khai vào tháng 3/2015, cho phép người dùng nhanh chóng thông báo với cảnh sát hoạt động của tội phạm, kèm theo đó là hình ảnh và vị trí tội phạm. Theo nhận định của báo Times-Picayune, từ khi triển khai ứng dụng này, tội phạm trong khu vực đã giảm đi trông thấy. Cư dân ở New Orleans cũng nhận định rằng, "French Quarter Task Force" là ứng dụng hiệu quả và là một thành công lớn của lực lượng cảnh sát trong công tác phòng chống tội phạm.

"SafetiPin" - phn mm chng hiếp dâm n Đ

Ở Ấn Độ, hiếp dâm là mối đe dọa lớn với phụ nữ và trẻ em gái. Trước tình trạng trên, cảnh sát Ấn Độ đã triển khai ứng dụng có tên SafetiPin để xác định các khu vực của thành phố có an toàn hay không. Báo chí Ấn Độ cho hay, ứng dụng có khả năng phân tích, đánh giá và cho điểm (cao nhất là 5 điểm) về chỉ số an toàn ở nhiều khu vực ở Ấn Độ.

Điểm số an toàn này được đánh giá dựa trên nhiều thông số khác nhau, bao gồm cả phân tích về ánh sáng, giới tính, tuyến đường, đích đến. Một tích hợp tính năng GPS cho phép người dùng theo dõi hành trình của những người thân yêu để đảm bảo họ vẫn an toàn. Bên cạnh đó, ứng dụng SafetiPin cũng cung cấp danh sách các địa điểm hữu ích cho người sử dụng như nhà thuốc, bệnh viện và các ngân hàng.

Khôi Nguyên (tổng hợp)
.
.
.