Đột phá công nghệ: Mạng tương lai có thể học hỏi, thích ứng và phát triển

Thứ Hai, 26/06/2017, 10:28
Mới đây, hãng công nghệ Cisco đã giới thiệu các giải pháp mạng có chủ đích được xem là một trong những đột phá quan trọng nhất trong mạng doanh nghiệp. Giải pháp này là tiêu điểm của tầm nhìn Cisco nhằm tạo ra một hệ thống trực quan có thể dự đoán được các hành động, ngăn chặn các mối đe dọa an ninh theo dấu vết, và tiếp tục phát triển và học hỏi.


Giải pháp này cũng sẽ giúp các doanh nghiệp mở ra những cơ hội mới và giải quyết các thách thức trước đây không thể giải quyết được trong kỷ nguyên kết nối ngày càng tăng và công nghệ ngày càng phân tán nhiều hơn.

Mạng mới này là kết quả của nhiều năm nghiên cứu và phát triển do Cisco tiến hành sáng tạo lại mạng cho thời đại mà các kỹ sư mạng đang quản lý hàng trăm thiết bị ngày nay được kỳ vọng có thể quản lý một triệu thiết bị vào năm 2020.

Các công ty hiện nay thường quản lý mạng thông qua các quy trình công nghệ thông tin (CNTT) truyền thống không được xem là bền vững trong thời đại mới. Cách tiếp cận của Cisco tạo ra một hệ thống trực quan liên tục học hỏi, thích ứng, tự động hóa và bảo vệ, nhằm tối ưu hóa các hoạt động mạng và bảo vệ chống lại hiện trạng các mối đe dọa ngày càng phát triển ngày nay.

Với phần lớn lưu lượng internet trên thế giới chạy trên các mạng của Cisco, Cisco đã sử dụng lợi thế này để thu thập và phân tích lượng dữ liệu giá trị lớn bằng cách cung cấp cho ngành CNTT những thông tin nhằm phát hiện bất thường và lường trước các vấn đề có thể xảy ra trong thời gian thực mà không ảnh hưởng đến tính riêng tư. Bằng việc tự động hóa mạng, nhúng máy học và phân tích ở mức độ cơ bản, Cisco đang biến những thứ không thể quản lý thành có thể quản lý được và cho phép ngành CNTT tập trung vào các nhu cầu kinh doanh chiến lược.

Hiện đã có 75 doanh nghiệp và tổ chức hàng đầu trên thế giới đang tiến hành chạy thử các giải pháp mạng thế hệ tiếp theo này bao gồm DB Systel GmbH, Đại học Khoa học Ứng dụng Jade, NASA, Công ty du thuyền Royal Caribbean, Scentsy, UZ Leuven và Wipro.

V.Cường
.
.
.