Phòng ngừa là biện pháp tốt nhất làm giảm tội phạm

Thứ Tư, 22/06/2016, 18:13
Đó là ý kiến của Thượng tướng, Tiến sĩ Nguyễn Văn Thành, Uỷ viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an tại Hội thảo khoa học “Giải pháp nâng cao hiệu quả phòng, chống tội phạm giết người hiện nay”do Bộ Công an tổ chức tại Hà Nội. 


Trung tướng Phan Văn Vĩnh, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát và Trung tướng Trần Minh Thư, Viện trưởng Viện Chiến lược và khoa học Công an chủ trì hội thảo

Trung tướng Phan Văn Vĩnh báo cáo đề dẫn Hội thảo nêu rõ trong mấy năm gần đây, tình hình tội phạm giết người, nhất là giết người do mâu thuẫn cá nhân trong sinh hoạt cộng đồng ở nước ta có những diễn biến bất thường, gây tâm lí bất an cho người dân, bức xúc trong dư luận xã hội, gây tâm lí bất an cho người dân, ảnh hưởng trực tiếp đến ANTT.

Thứ trưởng Nguyễn Văn Thành phát biểu tại Hội thảo.

Đặc biệt, đã xảy ra một số vụ án mang tính chất đặc biệt nghiêm trọng như giết nhiều người, thậm chí sát hại cả một gia đình với động cơ đê hèn, thủ đoạn tàn ác; giết người cướp tài sản; người thân trong gia đình sát hại lẫn nhau; nhiều đối tượng gây án đã mất hết nhân tính bất chấp đạo đức, coi thường tính mạng người khác. 

Điều đáng quan tâm là, phần lớn đối tượng gây ra những vụ án mạng là người lao động bình thường, không nằm trong diện quản lí của lực lượng Công an nên gây ra nhiều khó khăn cho công tác phòng ngừa, ngăn chặn, điều tra, xử lí tội phạm.

Trung tướng Phan Văn Vĩnh yêu cầu các đại biểu cần tập trung  đánh giá thực trạng tình hình, phân tích và mổ xẻ thật sâu sắc các nguyên nhân cơ bản của tình hình tội phạm giết người hiện nay, nhất là tình trạng giết người do mâu thuẫn cá nhân trong sinh hoạt cộng đồng, giết người trong nội bộ gia đình; đánh giá kết quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm  giết người; chỉ ra các nguyên nhân hạn chế, yếu kém và những khó khăn, vướng mắc, bất cập, trao đổi kinh nghiệm về tổ chức lực lượng, huy động phương tiện, biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm; đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh, phòng, chống. Mục tiêu là làm giảm tội phạm giết người, không để xảy ra các vụ án đặc biệt nghiêm trọng mang tính chất thảm án trong thời gian tới.

Tại hội thảo, dưới sự điều hành của Trung tướng Trần Minh Thư, các đại biểu đã tham luận, lí các nguyên nhân của tình hình tội phạm giết người hiện nay, chia sẻ các kinh nghiệm trong thực tiễn, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống loại tội phạm này trong thời gian tới...

Phát biểu kết luận Hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Văn Thành nêu rõ trong 5 năm vừa qua, mỗi năm xảy ra hơn 1.000 vụ giết người là rất cao; cần làm rõ nguyên nhân của tội phạm giết người để đưa ra các giải pháp phòng và chống; trong đó xác định rõviệc phòng ngừa là trách nhiệm của cấp uỷ, chính quyền, địa phương, tội phạm xảy ra ở địa phương nào cần làm rõ trách nhiệm của địa phương đó.

Trong thời kỳ hội nhập hiện nay, lực lượng Công an cần chú ý thêm 2 điểm là phòng ngừa, điều tra tội phạm cóyếu tố nước ngoài và hoạt động của Interpool trong việc phối hợp đấu tranh, dẫn độ tội phạm.

Thứ trưởng Nguyễn Văn Thành nêu thêm một số vấn đề, đề nghị các đại biểu cùng nghiên cứu, thống nhất. Cụ thể,cần nghiên cứu sâu các vụ thảm sát như vụ Bình Dương Nghệ An, Yên Bái...để đánh giá tác động đến an ninh, môi trường đầu tư, phát triển kinh tế; nhân rộng các mô hìnhtoàn dân bảo vệ ANTQ, phòng ngừa tội phạm từ trong gia đình, nhà trường, cộng đồng dân cư...

Thứ trưởng Nguyễn Văn Thành với các đại biểu tại Hội thảo.

Thứ trưởng Nguyễn Văn Thành chia sẻ mô hình “bữa cơm chia li” của Trung Quốc do một tổ chức xã hội đứng ra thực hiện,đây là bữa cơm cuối cùng dành cho 2 vợ chồng sau khi có quyết định li hôn của Toà án. Trong bữa cơm này, hai vợ chồng ôn lại kỷ niệm vui, buồn. Từ bữa cơm này, rất nhiều cặp vợ chồng đã quay lại với nhau.

Thứ trưởng Nguyễn Văn Thành đề nghị, cần rà soát, đánh giá lại các văn bản pháp luật; văn bản nào chưa đi vào thực tiễn, chồng chéo...thì cần đề xuất sửa đổi cho phù hợp, thống nhất; coi trọng công tác phòng ngừa tội phạm, nên đưa tiêu chíkhông xảy ra tội phạm giết người vàochỉ tiêu bình xét các phong trào thi đua; làm rõ vai trò, trách nhiệm quản lí nhà nước của cấp uỷ, đảng, chính quyền địa phương; lực lượng công an cần làm tốt công tác phòng ngừa nghiệp vụ, phòng ngừa xã hội; chủ động nắm tình hình, phát hiện các mâu thuẫn trong xã hội để phối hợp giải quyết; làm tốt công táckhám nghiệm, điều tra khi có vụ án xảy ra; nâng cao chất lượng công tác thông tin, truyền thông trong việc tuyên truyền, góp phần phòng ngừa tội phạm nói chung, tội phạm giết người nói riêng...

Trung tướng Phan Văn Vĩnh: Con người sống hiền lành hơn sẽ giảm tội ác

Theo thống kê, án mạng do văn hoá ứng xử chiếm 40%; lứa tuổi phạm tội dưới 30 tuổi chiếm khoảng 75% các vụ án; nam giới gây án, là nạn nhân chiếm hơn 90%. Đặc biệt, trong tháng 7-2015, cả nước xảy ra 12 vụ án đặc biệt nghiêm trọng, trong đó có nhiều vụ thảm án như vụ giết 6 người ở Bình Phước; giết 4 người ở Tương Dương, Nghệ An..

Chính vì vậy, cần phân tích rõ nguyên nhân, tác động nào gây ra những vụ án trên để có phương pháp phòng ngừa hiệu quả, ví dụ như tác động của môi trường; kinh tế thị trường... Trong đó, nguyên nhân do xã hội thì phải làm rõ trách nhiệm của cấp uỷ, đảng, chính quyền địa phương; phải có phương pháp phòng ngừa tích cực. 

Ví dụ như giáo dục học sinh cá biệt thế nào? Giáo dục trẻ em, thanh thiếu niên chậm tiến, có biểu hiện ăn chơi, đua đòi để có biện pháp quản lí, giáo dục. Khi gia đình có mâu thuẫn thì cần tìm hiểu, hoà giải...Khi con người sống hiền lành hơn, vui vẻ hơn, ít mâu thuẫn sẽ giảm tội ác.

Đối với lực lượng công an, thì khi vụ trọng án xảy ra, trực tiếp lãnh đạo Công an tỉnh, đặc biệt là đồng chí Phó Giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT phải có mặt tại hiện trường để chỉ đạo điều tra, thu thập tài liệu, chứng cứ. 

Như vụ thảm án ở Bình Phước, ngoài lực lượng điều tra của Bộ hỗ trợ, trực tiếp đồng chí Giám đốc đã có mặt tại hiện trường chỉ đạo điều tra. Chính vì sát sao như vậy nên chỉ sau 4 ngày đã làm rõ được đối tượng gây án.

Thu Anh

Đại tá Nguyễn Duy Ngọc, Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội:Xử lí nghiêm trách nhiệm người đứng đầu nếu để xảy ra trọng án

5 năm qua, Hà Nội xảy ra 509 vụ án giết người, chiếm 6% các vụ án xảy ra. Có nhiều người nguyên nhânnhư mâu thuẫn bột phát; đối tượng tâm thần; quan hệ đồng tính; đối tượng bị thần kinh kích động, trong đó có ngáo đá do sử dụng ma tuý tổng hợp...trong đó sự côn đồ ngày càng gia tăng; đạo đức xã hội, gia đình xuống cấp.

Đối với Công an TP Hà Nội, chúng tôi xác định tội phạm xảy ra do nguyên nhân nào thì phải có đối sách, biện pháp giải quyết nguyên nhân đó. Cụ thể, chúng tôi quy định 23h đêm tất cả các hàng quán phải đóng cửa để hạn chế việc rượu chè phát sinh mâu thuẫn. 

Chính vì vậy, nếu xảy rađâm chém nhau sẽ kiểm điểm trách nhiệm của Cảnh sát hình sự, Trưởng Công an phường; phòng ngừa đối tượng ngáo đá gây án, chúng tôi giao PhòngCSHS phối hợp với Cảnh sát phòng chống ma tuý thống kê số lượng, đề ra các giải pháp như đưa đi vào trung tâm, cơ sở giáo dục chữa bệnh bắt buộc; xử lí nghiêm nếu phạm tội. 

Giải quyết tình trạng các đối tượng mang vũ khí tham gia giao thông: trả thù lẫn nhau, chống người thi hành công vụ đã lập các tổ 141, kiểm tra tại các khung giờ cao điểm. Qua đó, đã thu giữ hơn 100  khẩu súng, 796 dao kiếm, 83 công cụ hỗ trợ, ngăn chặn được nhiều vụ thanh toán nhau, chống người thi hành công vụ. 

Bên cạnh đó, đã xử lí nghiêm các đối tượng phạm tôi, nhất các các đường dây, tổ chức tội phạm giết người, cướp tài sản. Nhờ đó, 5 năm qua, Hà Nội liên tục giảm án giết người, năm 2013, 2014 giảm gần 15% mỗi năm; năm 2015 giảm 25,7%...

 PV           

Đồng chí Dương Văn Bá, Phó vụ trưởng vụ công tác Học sinh sinh viên, Bộ Giáo dục đào tạo: Tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên

Hiện nay, do tác động của kinh tế thị trường đã ảnh hưởng đến nguyên nhân tội phạm nói chung, tội phạm giết người nói riêng. Đối với sinh viên, ngoài tác động xã hội, thì tác động của mạng Internet, mạng xã hội đến tư cách, đạo đức của học sinh, sinh viên (HSSV), trong khi đónội dung, phương pháp giáo dục: chưa sát thực tiễn, chưa hiệu quả cao đối với giáo dục đạo đức cho HSSV.

Bộ Giáo dụcđào tạo đã có đề án giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh sinh viên; đổi mới chương trình sách giáo khoa theo hướng tăng cường giáo dục kỹ năng sống, đạo đức; đề nghị các bộ, ngành và gia đình cần tăng cường phối hợp, kết nối hai chiều cho học sinh, tăng cường tư vấn học đường; xây dựng quy định các nhà trường cần có tư vấn học đường, giải toả khúc mắc cho HSSV; cần có biện pháp quản lí mạng xã hội, games onlinne; tăng cường giáo dục gia đình, dòng họ; đầu tư xây dựng các khu sinh hoạt văn hoá chung

P.A.

Phương Thuỷ
.
.