Giành lại từng mầm xanh

Thứ Năm, 23/12/2004, 13:06

Một thiếu niên phạm pháp vừa bị bắt quả tang. Anh Công an đến ngay hiện trường, nhưng không đưa em về trụ sở lập biên bản, hỏi han đủ điều như trước đây mà ngược lại, dùng thái độ mềm dẻo, theo chân đối tượng nhí về… nhà. 

Khi biết được nguyên nhân do quá nghèo, cha mẹ vì đầu tắt, mặt tối với từng chén cơm, manh áo mà thiếu chăm lo, dạy dỗ, để em sa ngã…, anh Công an này về cơ quan, báo lại lãnh đạo, rồi lên kế hoạch trợ vốn cho em học nghề hoặc tiếp tục được đến trường như bao trẻ em khác. Hình ảnh nghĩa tình đó đã trở nên quen thuộc và gây ấn tượng mạnh với người dân vùng lũ Đồng Tháp từ nhiều năm nay…

 

Theo chân Thiếu tá Nguyễn Văn Cẩm - Phó Công an phường II, thị xã Sa Đéc, chúng tôi đến địa chỉ 114/4, khu phố 8, khóm 3. Đấy là một căn nhà nhỏ, diện tích chỉ khoảng 40m2. Thấy chúng tôi đến, chị Hương - chủ nhà, tạm dừng tay trước đống lá chuối ngổn ngang.

 

Chị kể về con trai duy nhất của mình - cháu Nguyễn Văn Mến (SN 1989): "Nó đang học lớp 9 Trường Hùng Vương, ngoan lắm. Cách nay một năm,  tôi về Mù U (Châu Thành, Đồng Tháp) làm chuột đồng bỏ mối. Khi về thì nghe con mình đã bỏ học. Đã vậy, còn bị Công an lập biên bản vì tụ tập băng nhóm, đi trộm cây kiểng và nghi là có 'chơi' ma tuý”.

 

Lúc chị vắng nhà, chồng chị cũng đi làm mướn suốt, chẳng ai quản lý nên Mến bị đám bạn cùng xã dụ dỗ lôi kéo. Biết được cảnh ngộ này, Công an phường 2 đã thống nhất hỗ trợ cho gia đình 1 triệu đồng và giáo dục giúp đỡ để Mến đi học lại. Quý nhất là Mến đã biết lỗi lầm trong quá khứ nên chăm lo phụ công việc với cha mẹ.

Sang địa chỉ 112/9, cùng khu phố 8, tôi được tiếp xúc với một chú bé. Thiếu tá Cẩm cho biết, tên em là Cao Văn Nhựt (SN 1991), học chưa hết lớp 5 là nghỉ. Trước đây, Nhựt hay cùng một số thanh, thiếu niên khác đi ăn cắp vặt của người dân quanh vùng; đặc biệt hay tụ tập gần Trạm biến thế để gây sự, đánh nhau với băng nhóm khác. Khi nghe tôi thắc mắc vì sao cháu Nhựt sớm nghỉ học và sa vào con đường phạm pháp, anh Thanh kể: "Không có đất. Tui thì làm nghề bốc vác, vợ tui thì đi vấn nem mướn. Làm suốt ngày, tiền không đủ chạy gạo ăn, nói chi lo cho nó học hành!".

 

Công an phường đã trợ giúp vốn cho cháu Nhựt đi học nghề (sơn, sửa xe gắn máy). Anh Thanh xúc động: "Nếu không nhờ sự quan tâm đặc biệt này, không biết thằng Nhựt nhà tôi bây giờ ra sao. Anh Chiến (Trung úy Huỳnh Văn Chiến - Công an phường, phụ trách khu vực này - PV) thường xuyên ghé động viên thằng nhỏ lắm!".

Cũng tại con hẻm nhà cháu Nhựt, chúng tôi thật sự vui lây khi nghe chị Nguyễn Thị Nga khoe: "Thằng Hải con tui đã có lương rồi!". Thiếu tá Cẩm kể, cách nay 4 năm, mới 15 tuổi, nhưng Hải "có tiếng" trộm cắp vặt. Công an phường đã giáo dục và trợ vốn, giúp Hải học nghề tại một cơ sở cửa sắt. Hiện Hải đã thạo nghề, đang làm công cho một cơ sở cửa sắt tại huyện Châu Thành. Chị Nga cho biết: "Chồng tui bị viêm phổi nặng. Tui thì hằng ngày đạp xe đi tìm mua lá chuối về bán cho mấy lò nem. Thằng Hải có lương rồi, tự nó nuôi nó được là vợ chồng tui mừng dữ lắm".

Theo Trung tá Nguyễn Văn Tuấn - Phó Trưởng Công an thị xã Sa Đéc, từ nhiều năm nay, Công an Sa Đéc luôn xem đấu tranh phòng chống tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên là công tác trọng tâm đặc biệt. Bên cạnh việc kiên quyết đấu tranh đối với tình trạng trẻ em phạm pháp, Công an Sa Đéc còn tăng cường giáo dục, tìm hiểu và hỗ trợ cho 76 trẻ em làm trái pháp luật trên địa bàn được vay vốn để học tiếp văn hóa, học nghề hoặc bán vé số.

 

Theo kết quả phân loại mới nhất, đã có 39 em tiến bộ, số vốn mà gia đình các em hoàn trả cũng đúng hạn. Điều quan trọng là qua việc làm này, trách nhiệm của các bậc cha mẹ đối với con cái có tăng lên, chẳng ai muốn con mình tái phạm để bị đưa vào diện quản lý giáo dục tại cộng đồng hoặc nặng hơn là bị đưa đi trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục

Thái Bình
.
.