Kinh nghiệm trong đào tạo, sát hạch, quản lý lái xe ở Nhật Bản

Chủ Nhật, 06/09/2020, 18:34
Từ năm 1915, tại Nhật Bản đã có Trung tâm đào tạo lái xe, đến năm 1919, các trung tâm này có thêm nhiệm vụ là cấp, quản lý giấy phép lái xe. Năm 1933, công tác đào tạo, sát hạch, cấp và quản lý giấy phép lái xe được Chính phủ giao cho lực lượng Cảnh sát quốc gia Nhật Bản.

Hiện toàn nước Nhật có khoảng 1.300 trường đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe được đặt dưới sự quản lý, kiểm soát của lực lượng Cảnh sát. Các trường này tiến hành đào tạo kỹ năng lái xe cho các học viên và sát hạch, cấp giấy phép lái xe.

Để được đăng ký chỉ định làm công tác đào tạo lái xe, những trường đào tạo lái xe nộp đơn lên Cục cảnh sát và phải đáp ứng được 03 tiêu chuẩn chỉ định, gồm: Các tiêu chuẩn liên quan đến người quản lý và giáo viên (Nhóm tiêu chuẩn về con người); Các tiêu chuẩn liên quan đến thiết bị (Nhóm tiêu chuẩn về cơ sở vật chất); Các tiêu chuẩn liên quan đến vận hành (Nhóm tiêu chuẩn vận hành). Các tiêu chuẩn trên phải được đáp ứng không chỉ tại thời điểm được cấp phép, mà phải đảm bảo trong suốt thời gian hoạt động của trường.

Trong các điều kiện chỉ định trường đào tạo lái xe, Chính phủ Nhật Bản đặc biệt coi trọng nhóm tiêu chuẩn về con người, nhất là những người kiểm tra kỹ năng lái xe (sát hạch viên). Sát hạch viên lái xe ngoài đáp ứng các điều kiện bắt buộc về lý lịch tư pháp, còn phải đảm bảo đáp ứng được 03 yêu cầu: Đỗ kỳ thi sát hạch kỹ năng và kiến thức của Cục Cảnh sát Nhật về kiểm tra kỹ năng; Hoàn thành các môn học do Cảnh sát quốc gia quy định tại trung tâm lái xe an toàn; Được Cục Cảnh sát công nhận là người có kỹ năng và kiến thức về kiểm tra kỹ năng bằng hoặc cao hơn một trong 2 trường hợp trên.

Có một số trường hợp sát hạch viên sẽ được miễn giảm nội dung thi như: Những người trong vòng 1 năm trở lại đây đã tham gia huấn luyện về kỹ năng và kiến thức liên quan đến hướng dẫn lý thuyết, kiểm tra kỹ năng, hướng dẫn kỹ năng và được Cục cảnh sát quốc gia Nhật Bản công nhận là đã kết thúc khóa huấn luyện…

Giao thông tại Nhật Bản.

Quy trình đào tạo và sát hạch giấy phép lái xe của Nhật Bản rất nghiêm ngặt và đặt dưới sự giám sát, quản lý của Cơ quan Cảnh sát Nhật Bản. Để tham dự quá trình sát hạch, yêu cầu học viên phải có đủ 30 giờ đào tạo, số giờ học trong một ngày không được vượt quá 2 tiếng. Mỗi khóa học lái xe ở Nhật Bản có thể kéo dài đến 3 - 4 tháng và tối đa 09 tháng tùy theo loại bằng lái xe.

Quá trình đào tạo lái xe tại các trung tâm được chia ra nhiều giai đoạn. Giai đoạn 1, các học viên sẽ được học các thao tác cơ bản khi lái xe, cách xử lý các tình huống tại trường đào tạo. Các buổi học đều bắt buộc phải có giáo viên ngồi cạnh, hướng dẫn. Kết thúc mỗi buổi học, giáo viên sẽ đánh giá khả năng của học viên. Nếu không đảm bảo yêu cầu, học viên sẽ phải học lại.

Học viên sẽ trải qua kì thi trắc nghiệm lý thuyết và thực hành sa hình khi kết thúc giai đoạn 1 để được cấp Giấy phép lái xe tạm thời và bước vào giai đoạn đào tạo 2 (Giấy phép tạm thời có giá trị trong vòng 6 tháng, nếu học viên không tham gia giai đoạn đào tạo 2 thì Giấy phép sẽ bị hủy). 

Giai đoạn 2 là giai đoạn thực hành lái xe trên đường, có sự giám sát của giáo viên. Kết thúc giai đoạn 2, học viên sẽ tham gia bài thi sát hạch lý thuyết và thực hành. Nếu vượt qua sẽ được thi sát hạch cấp giấy phép lái xe, học viên sẽ được cấp chứng chỉ, trường hợp không vượt qua sẽ tiếp tục học cho đến khi đạt.

Sau đó, học viên sẽ mang chứng chỉ đến cơ quan Cảnh sát nơi mình cư trú của để dự tiếp kỳ thi 100 câu lý thuyết cuối cùng. Hoàn thành 90/100 câu, Cảnh sát sẽ cấp cho học viên bằng lái xe cho người mới lái.

Ở Nhật Bản có 2 loại giấy phép lái xe (loại I và loại II). Giấy phép lái xe loại I là xe vận tải, gồm: xe tải trên 11 tấn, xe tải từ 7,5 tấn đến 11 tấn, xe tải từ 3,5 tấn đến dưới 7,5 tấn và xe dưới 3,5 tấn (xe có chỗ ngồi dưới 10 người). Thời hạn cấp giấy phép lái xe lần đầu là 3 năm, lần 2 nếu không vi phạm là 3 năm. Sau 6 năm không vi phạm, thì thời hạn cấp giấy phép lái xe lần 3 là 5 năm. Sau đó sẽ cấp giấy phép lái xe 05 năm một lần nếu không vi phạm. Nếu vi phạm, thì gia hạn 3 năm, không phân biệt lỗi vi phạm.

Khi cấp đổi, nếu người lái xe không vi phạm thì giấy phép lái xe sẽ được cấp trong vòng 30 phút. Nếu có vi phạm thì được hướng dẫn lại quy định và thời hạn cấp là 2 - 3 giờ.

Sau khi có giấy phép lái xe vận tải, người lái xe phải trải qua 3 năm thực tiễn làm quen với phương tiện mới được lấy giấy phép lái xe loại II là loại chở người. Người lái xe sẽ phải trải qua kiểm tra sức khỏe và bài thi thực hành khó khăn hơn.

Tại Nhật Bản, không chỉ việc đào tạo, sát hạch được quản lý chặt chẽ mà việc quản lý lái xe sau đào tạo, sát hạch cũng được làm rất nghiêm ngặt. Nhật Bản quản lý giấy phép lái xe bằng phương pháp cộng dồn điểm giấy phép lái xe (GPLX). 

Việc cộng dồn số điểm vi phạm giao thông dựa trên 04 tiêu chí sau:  Điểm số cơ sở cho lỗi vi phạm thông thường; điểm cộng thêm đối với hành vi gây TNGT; điểm cộng thêm đối với hành vi đâm người bỏ trốn; điểm cộng thêm đối với hành vi gây thiệt hại về tài sản. Người điều khiển phương tiện sẽ bị phạt theo cách hình thức là treo bằng, tước bằng, thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Một cơ sở thi sát hạch lái xe tại Nhật Bản.

Số điểm cộng dồn được tính trong 3 năm gần nhất. Tùy vào mức điểm cộng dồn, có bảng đối chiếu sẽ quy định thời gian treo bằng, tước bằng hoặc cấm thi bằng lái. Nếu số điểm cộng dồn là 80, người lái xe sẽ bị tước GPLX, sau 10 năm mới được phép thi sát hạch. Người lái xe vượt đèn đỏ, có nồng độ cồn trong cơ thể trên 0.25 mg/1 lít khí thở và gây tại nạn khiến nạn nhân phải điều trị trong thời gian từ 30 ngày đến 03 tháng, nhưng không khai báo mà bỏ trốn, tuy nhiên vi phạm lần đầu thì số điểm cộng dồn sẽ là: Lỗi vượt đèn đỏ và vi phạm nồng độ cồn: + 14 điểm; nạn nhân phải điều trị từ 30 ngày đến 03 tháng: + 9 điểm; Gây tai nạn rồi bỏ trốn: + 35 điểm. Tổng điểm cộng dồn là 58 điểm, nhưng do vi phạm lần đầu nên người này sẽ bị tước GPLX trong 7 năm.

Thông qua phương pháp này, việc lái xe bị thu hồi và treo GPLX thường xuyên diễn ra, kể cả đối với những vi phạm nhỏ.

Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng có nhiều chính sách ưu đãi để khuyến khích các tài xế ít khi vi phạm và lái xe an toàn, có trách nhiệm với cộng đồng hơn thông qua các chính sách ưu đãi đối với bảo hiểm phương tiện cũng như các ưu đãi phúc lợi xã hội khác.

Lực lượng Cảnh sát Nhật Bản thường xuyên kiểm tra tính minh bạch trong hoạt động của các cơ sở đào tạo lái xe như thu chi hàng năm, định kỳ kiểm tra phương tiện, thiết bị đào tạo và học viên có phù hợp với các tiêu chuẩn quy định hay không. Thậm chí còn kiểm tra, đánh giá tỷ lệ vi phạm của những người lái xe sau khi được cấp bằng lái tại các trung tâm. Theo đó, các cơ sở đào tạo lái xe không đáp ứng được các tiêu chuẩn và có tỷ lệ học viên sau khi được cấp giấy phép lái xe gây tai nạn nhiều hoặc vi phạm Luật giao thông nhiều sẽ bị xem xét đối với việc cấp phép tiếp tục hoạt động.

Thông qua phương pháp quản lý đào tạo lái xe chặt chẽ, với cơ chế “lấy con người làm trung tâm”, tình hình tai nạn giao thông ở Nhật Bản giảm đi đáng kể. Từ giai đoạn phải đưa ra khái niệm “chiến tranh giao thông” trong những năm 60 – 70 của thế kỷ 20, đến giai đoạn hiện nay, Nhật Bản đã được đánh giá là quốc gia có hệ thống giao thông an toàn nhất trên thế giới.

Bảng 1- Điểm số quy định đối với một số lỗi vi phạm điển hình như sau: (mang tính tham khảo)

Các lỗi vi phạm

Điểm số

Nồng độ rượu

< 0.25 mg

> 0.25 mg

Điều khiển phương tiện khi uống rượu bia

35

-

-

Điều khiển phương tiện khi sử dụng các chất kích thích

35

-

-

Điều khiển phương tiện không có GPLX

25

25

25

Điều khiển xe cỡ lớn mà không có chứng nhận đủ tư cách

12

19

25

Điều khiển phương tiện khi uống rượu bia

Dưới 0.25 mg

25

-

-

Trên 0.25 mg

13

-

-

Điều khiển phương tiện khi có vấn đề về sức khỏe

25

-

-

Phương tiện quá hạn đăng kiểm

6

16

25

Phương tiện không có bảo hiểm

6

16

25

Chạy quá tốc độ

Trên 50 km/h

12

19

25

Trên 30 km/h đến 50 km/h

6

16

25

Trên 25 km/h đến 30 km/h

3

15

25

Trên 20 km/h đến 25 km/h

2

14

25

Dưới 20 km/h

1

14

25

Chở hàng vượt quá trọng tải thiết kế của xe

1-6

14-16

25

Dừng đỗ xe sai quy định

2-3

-

-

Vượt đèn đỏ hoặc đèn vàng

2

14

25

Đi vào đường cấm

2

14

25

Gây trở ngại cho người đi bộ

2

14

25

Không giữ khoảng cách an toàn đối với người đi bộ

2

14

25

Cấm phanh gấp

2

14

25

Vượt xe không an toàn

2

14

25

Gây trở ngại cho người sang đường

2

14

25

Không dừng đỗ xe trước đường sắt

2

14

25

Sử dụng điện thoại di động khi điều khiển phương tiện

3-6

15-16

25

Không bật đèn

1

14

25

Gây trở ngại cho hoạt động của xe ưu tiên

1

14

25

Lấn làn

1

14

25

Chở quá số người quy định

1

14

25

Chở hàng vượt trọng tải

1

14

25

Vi phạm tốc độ tối thiểu

1

14

25

Không đổi mũ bảo hiểm

1

14

25

Không thắt dây an toàn

1

14

25

Vi phạm nghĩa vụ đảm bảo an toàn cho người mới lái xe

1

14

25

Bảng 2 - Điểm cộng thêm đối với TNGT phụ thuộc vào mức độ thiệt hại

Mức độ thiệt hại TNGT

Lỗi không chú ý quan sát

Các trường hợp khác

Làm chết người

20 điểm

13 điểm

Nạn nhân phải điều trị trên 03 tháng hoặc để lại di chứng

13 điểm

9 điểm

Nạn nhân phải điều trị từ 30 ngày đến 03 tháng

9 điểm

6 điểm

Nạn nhân phải điều trị từ 15 ngày đến 30 ngày

6 điểm

4 điểm

Nạn nhân phải điều trị dưới 15 ngày hoặc chỉ thiệt hại về tài sản

3 điểm

2 điểm

*Nếu nạn nhân gồm 02 người trở lên thì thời gian điều trị sẽ được tính của nạn nhân phải điều trị dài nhất.

Bảng 3 - Hình phạt tương đương với số điểm phạt

Số lần tái phạm

0

1

2

3

Trên 4 lần

Điểm cộng dồn trong vòng 3 năm

1

2

Treo bằng
90 ngày

Treo bằng
120 ngày

Treo bằng
150 ngày

3

Treo bằng
120 ngày

Treo bằng
150 ngày

Treo bằng
180 ngày

4

Treo bằng
60 ngày

Treo bằng
150 ngày

Tước bằng
01 năm

Tước bằng
01 năm

5

Treo bằng
60 ngày

Tước bằng
01 năm

Tước bằng
01 năm

Tước bằng
01 năm

6

Treo bằng
30 ngày

Treo bằng
90 ngày

Tước bằng
01 năm

Tước bằng
01 năm

Tước bằng
01 năm

7

Treo bằng
30 ngày

Treo bằng
90 ngày

Tước bằng
01 năm

Tước bằng
01 năm

Tước bằng
01 năm

8

Treo bằng
30 ngày

Treo bằng
120 ngày

Tước bằng
01 năm

Tước bằng
01 năm

Tước bằng
01 năm

9

Treo bằng
60 ngày

Treo bằng
120 ngày

Tước bằng
01 năm

Tước bằng
01 năm

Tước bằng
01 năm

10-11

Treo bằng
60 ngày

Tước bằng
01 năm

Tước bằng
01 năm

Tước bằng
02 năm

Tước bằng
02 năm

12-14

Treo bằng
90 ngày

Tước bằng
01 năm

Tước bằng
01 năm

Tước bằng
02 năm

Tước bằng
02 năm

15-19

Tước bằng
01 năm

Tước bằng
01 năm

Tước bằng
02 năm

Tước bằng
02 năm

Tước bằng
02 năm

20-24

Tước bằng
01 năm

Tước bằng
02 năm

Tước bằng
02 năm

Tước bằng
03 năm

Tước bằng
03 năm

25-29

Tước bằng
02 năm

Tước bằng
02 năm

Tước bằng
03 năm

Tước bằng
04 năm

Tước bằng
04 năm

30-34

Tước bằng
02 năm

Tước bằng
03 năm

Tước bằng
04 năm

Tước bằng
05 năm

Tước bằng
05 năm

35-39

Tước bằng
03 năm

Tước bằng
04 năm

Tước bằng
05 năm

Tước bằng
05 năm

Tước bằng
05 năm

40-44

Tước bằng
04 năm

Tước bằng
05 năm

Tước bằng
05 năm

Tước bằng
05 năm

Tước bằng
05 năm

45-49

Tước bằng
05 năm

Tước bằng
05 năm

Tước bằng
05 năm

Tước bằng
05 năm

Tước bằng
05 năm

50-54

Tước bằng
06 năm

Tước bằng
07 năm

Tước bằng
08 năm

Tước bằng
09 năm

Tước bằng
09 năm

55-59

Tước bằng
07 năm

Tước bằng
08 năm

Tước bằng
09 năm

Tước bằng
10 năm

Tước bằng
10 năm

60-64

Tước bằng
08 năm

Tước bằng
09 năm

Tước bằng
10 năm

Tước bằng
10 năm

Tước bằng
10 năm

65-69

Tước bằng
09 năm

Tước bằng
10 năm

Tước bằng
10 năm

Tước bằng
10 năm

Tước bằng
10 năm

Trên 70

Tước bằng
10 năm

Tước bằng
10 năm

Tước bằng
10 năm

Tước bằng
10 năm

Tước bằng
10 năm

P.A
.
.
.