Hàng không giá rẻ phải là chính sách quốc gia, không nên làm tự phát

Thứ Sáu, 18/05/2018, 18:49

"Hàng không giá rẻ đã phá vỡ toàn bộ mọi dự báo quá tải của sân bay Tân Sơn Nhất một trong những nguyên nhân là tăng quá nhanh. Giá rẻ phải là chính sách quốc gia, không nên làm tự phát. Đây là vấn đề quản lý nhà nước về chính sách" - TS Trần Du Lịch nêu ý kiến.


Chiều 18-5, tại Hà Nội đã diễn ra buổi toạ đàm “Nhận diện cơ hội và thách thức trong thị trường vận tải hàng không”. Buổi toạ đàm có sự tham gia của  nhiều chuyên gia như TS Nguyễn Đức Kiên- Phó Chủ nhiệm Uỷ ban kinh tế Quốc hội, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ, PGS-TSTrần Đình Thiên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, Tiến sĩ Trần Du Lịch- thành viên tổ tư vấn của Thủ tướng cùng đại diện lãnh đạo hãng hàng không Vietnam Airliens, đơn vị quản lý bay, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam...

Bày tỏ quan điểm về việc làm thế nào để các hãng hàng không không cạnh tranh triệt tiêu nhau trong bối cảnh xuất hiện hàng không giá rẻ, TS.Trần Du Lịch cho rằng: Hàng không giá rẻ, đặc biệt là Vietjet đã tạo điều kiện cho người đi “chân đất” đi hàng không, cả đời chưa bao giờ được đi hàng không. 

Ông kể thêm: “Có một lần tôi đến một thành phố của Đức, tôi nhận tin con gái bay từ Anh sang tôi định chờ. Hoá ra nó lại bay hàng không giá rẻ, nên không được hạ cánh ở sân bay quốc tế đó. Vì là hàng không giá rẻ nên phải hạ cánh ở một khu vực khác, chỉ là một nhà tôn, một đường bằng. 

Ở đây họ chia ra rõ ràng. Còn ở ta, giờ cũng tương đối, song có lúc giá rẻ, giá đắt thương mại đều cùng một chỗ. Người mà trả vé giá đắt lại phải chịu cảnh chen chúc như người đi giá rẻ”. Như vậy có công bằng không? Đây là câu hỏi tôi muón hỏi các nhà quản lý, các nhà khai thác hàng không.  

"Tôi cũng thấy rằng, một trong những nguyên nhân ta phải thừa nhận là sự bùng phát, tốc độ tăng trưởng vậy là trong vài năm gần đây, hàng không giá rẻ đã phá vỡ toàn bộ mọi dự báo quá tải của sân bay, Tân Sơn Nhất một trong những nguyên nhân là tăng quá nhanh. Giá rẻ phải là chính sách quốc gia, không nên làm tự phát. Đây là vấn đề quản lý nhà nước về chính sách. Tôi ủng hộ phải có hàng không giá rẻ nhưng chính sách từ quản lý đến đầu tư hạ tầng, chúng ta phải có cái nhìn nhận cụ thể. Đấy là môi trường cạnh tranh bình đẳng, tạo cái sòng phẳng với nhau”, vị này nhấn mạnh.

Đại diện cơ quan quản lý nhà nước, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ cho biết: Hàng không giá rẻ vừa rồi bùng phát vì chúng ta đang phục vụ chính dân ta. Theo Thứ trưởng Thọ, có thể một số quốc gia phân biệt rõ hàng không giá rẻ với hàng không thông thường, nhưng ở Việt Nam, giá rẻ là phục vụ chính người dân, nên đã tạo điều kiện hết mình, đặc biệt là về quản lý nhà nước, quản lý không lưu, tạo sự bình đẳng cho tất cả các hãng".  

“Nếu nhìn mặt bằng chung thì ta đang có ưu ái hơn cho hàng không giá rẻ, so với các nước khác trong khu vực. Chúng ta đang phát triển trong một giai đoan, nhưng cũng cần một hành lang phát lý cho việc phát triển lâu dài

Việt Nam đang có 21 sân bay. Ước tính tổng công suất cả 21 sân bay đang khai thác cỉ khoảng 71,5 triệu khách/năm, chưa bằng công suất một sân bay chính ở Băngkok, Singapore, Kuala Lumpur là 100 triệu khách/năm. 


Phạm Huyền
.
.
.