Chỉ số IQ nói lên điều gì?

Thứ Năm, 15/03/2018, 11:20
Thuật ngữ chỉ số thông minh (Intelligence Quotient -IQ) chính thức xuất hiện vào đầu thế kỷ trước, do 2 đồng tác giả người Pháp là Alfred Binet (1857-1911) và Theodore Simon (1872-1961) đưa ra trong năm 1904. Họ muốn qua phương pháp trắc nghiệm IQ nhằm thẩm định trình độ thông minh của học sinh Pháp đương thời.

IQ chính là đơn vị thương số giữa tuổi trí tuệ và tuổi đời thực của một đứa trẻ, rồi đem nhân với 100. Ví dụ một đứa bé 10 tuổi ghi được số điểm trắc nghiệm ngang bằng với hệ số điểm trung bình của một học sinh 11 tuổi, thì tuổi trí tuệ của đứa bé ấy sẽ là 11. Đem 11 chia cho 10 (tuổi đời), kết quả nhận được đem nhân với 100, ta sẽ được chỉ số IQ là 110 đơn vị.

Nhưng liệu thương số nói trên sẽ có chính xác khi ta "đo" IQ của một người đã trưởng thành không - khi mà sự khác biệt về trí tuệ ở độ tuổi không tồn tại nữa?

Còn theo đánh giá của giới khoa học chuyên môn, thì chỉ số IQ trung bình của một người phát triển bình thường xê dịch từ 90 - 110 đơn vị; trên 130 đơn vị là dạng "có năng khiếu"; dưới 70 đơn vị liệt vào triệu chứng "trí tuệ kém phát triển"; chỉ có chừng 1% nhân loại trên địa cầu đạt mức IQ "cực kỳ thông minh" trên 145 đơn vị.

Sách Kỷ lục Guinness ghi nhận nữ khoa học gia người Mỹ Marylin Vos Savant (ảnh) sinh năm 1946, như là "Người thông minh nhất thế giới" với chỉ số IQ 228 đơn vị.

T.Hồng (theo Discover)
.
.
.