Dự án xóa xổ bầu trời đêm của Nga

Thứ Bảy, 02/04/2016, 14:51
Một nhóm kỹ sư đến từ khoa cơ khí Đại học Moscow đang ấp ủ một dự án mà theo đó có thể biến đêm thành ngày.

Cụ thể, dự án mang tên 'Mayak' hay 'Beacon là tạo ra một vệ tinh quay quanh quỹ đạo trái đất cùng với một khối thấu kính hình tứ diện để phản chiếu ánh sáng mặt trời xuống các khu vực lúc đó đang là ban đêm.

Hãy tưởng tượng, tại một khu vực trên trái đất đang có vụ mùa, xây dựng quy mô lớn, hoặc cứu trợ thiên tai nhưng đêm tối trở thành một lực cản. Beacon sẽ giúp xóa đi rào cản đó. Từ trên không gian, khối thấu kính  sẽ phản chiếu ánh sáng mặt trời xuống, biến ban đêm thành ngày.

Khối thấu kính khổng lồ được chế tạo từ tổ hợp các sợi polymer trong suốt có độ mỏng bằng khoảng 20 lần sợi tóc người với tổng diện tích khoảng 16 m², trong đó mỗi cạnh dài 2,7m và tổng diện tích mỗi bề mặt là 6 m².

Nhóm nghiên cứu dự định đưa Beacon lên quỹ đạo cách trái đất 600 km, nơi đó nó sẽ luôn nhận được ánh sáng từ mặt trời. "Chúng tôi gửi vào quỹ đạo một tàu vũ trụ mà sẽ là ngôi sáng nhất trên bầu trời, bạn có thể nhìn thấy nó từ bất kỳ đâu trên trái đất", Alexander Shaenko lãnh đạo dự án tuyên bố.

Ngoài ra, Beacon còn có một công dụng nữa khi đóng vai trò như người dọn rác trong quỹ đạo. Rất nhiều mảnh vỡ từ vệ tinh phi thuyền, tên lửa đẩy đang lang thang quay quỹ đạo gần trái đất và được các nhà khoa học gọi chung là "rác  vũ trụ". Beacon có thể xử lý chúng bằng chiếc dù khiến chúng di chuyển chậm lại sau đó sẽ rơi và bốc cháy trong khí quyển của trái đất.

Nhóm phát triển Beacon dự định sẽ đưa vệ tinh của họ vào không gian trong năm 2016 bằng tên lửa đẩy  Soyuz 2 dưới sự giúp đỡ của Cơ quan hàng không vũ trụ Nga Roscosmos.

Một điều thú vị là ý tưởng tạo ra một vệ tinh như kiểu Beacon không hề mới. Lý thuyết gia về không gian người Đức Hermann Oberth- một trong những cha đẻ của tên lửa hiện đại từng đề xuất một mẫu thiết kế vệ tinh phản chiếu ánh sáng mặt trời như vậy vào những năm 1920.

Bình Nguyễn (theo arstechnica)
.
.
.