Webstresser, hệ thống tấn công DDoS bị đánh sập

Thứ Bảy, 28/04/2018, 11:01
Được nhận định là hệ thống tấn công DDoS lớn nhất thế giới nhưng mới đây Webstresser đã bị nhà chức trách tại nhiều quốc gia đánh sập.


Chiến dịch triệt phá hệ thống tấn công mạng theo hình thức DDoS được nhà chức trách tại 12 quốc gia trên thế giới phối hợp thực hiện.

Theo đó, Webstresser.org là một trang web được tội phạm mạng lập ra để cung cấp dịch vụ cho những đối tượng có nhu cầu muốn tấn công một trang web hay hệ thống thông tin của bất cứ cá nhân và tổ chức nào trên thế giới với nhiều cách thức như tấn công từ chối dịch vụ DDoS.

Với mức giá chỉ khoảng 15 euro/tháng, bất cứ đối tượng nào có nhu cầu thực hiện tấn công các hệ thống thông tin dịch vụ đều có thể thực hiện thông qua Webstresser mà không cần có nhiều kiến thức về mạng.

Thống kê của nhà chức trách, đã có hơn 4 triệu cuộc tấn công mạng theo hình thức DDoS được tội phạm thực hiện thông qua trang web Webstresser.org. Từ sự nguy hiểm này của Webstresser, cảnh sát đã tiến hành theo dõi những đối tượng chân rết tại một số nước như Anh, Canada…

Hiện chân rết hệ thống của Webstresser tại Mỹ, Anh và Hà Lan đã bị nhà chức trách bắt giữ để điều tra.

Hình thức tấn công bằng từ chối dịch vụ DDoS rất phổ biến, nó giống như hành động ngăn cản người quản lí dùng các phương pháp có khả năng truy cập và sử dụng vào một dịch vụ quản lí, khiến cho người sử dụng không thể truy cập vào trang web của tổ chức đó. Nó thường gồm nhiều nguyên nhân khác nhau như kết nối mạng internet, hay có thể là mất kết nối lưu trữ dữ liệu nhưng kết quả cuối cùng là máy chủ  không đáp ứng các yêu cầu sử dụng dịch vụ từ các máy trạm.

Từ chối dịch vụ DDoS làm ảnh hưởng rất lớn hoạt động của máy tính, mạng nội bộ, thậm chí là cả một hệ thống mạng rất lớn cho người quản lí. Nó làm ngừng mọi hoạt động về cập nhập dữ liệu cũng như phân tích dữ liệu khi người chủ quản yêu cầu. Theo bản chất của từ chối dịch vụ DDos thì các hacker sẽ chiếm dụng một lượng lớn tài nguyên mạng như băng thông, bộ nhớ… để đưa thông tin và phát tán chúng thành tin rác.

Trong một cuộc tấn công dịch vụ DDoS, các hacker sử dụng máy tính của mình tạo ra sự truy cập trái phép vào các máy tính khác để sử dụng chúng như một công cụ. Chúng lợi dụng các lỗ hổng bảo mật của các server hay các điểm yếu của ứng dụng trong quản lí, các hacker tấn công và lấy quyền kiểm soát máy tính của bạn. Và lợi dụng máy tính của bạn để truyền tải thư rác cũng như truy vào vào hệ thống dữ liệu quan trọng trong máy tinh bạn.

B.C.
.
.
.