Trung Quốc tham vọng sử dụng công nghệ quân sự điều chỉnh thời tiết

Thứ Ba, 10/04/2018, 17:22

Bắc Kinh đang hy vọng giải quyết tình trạng thiếu nước bằng cách xây dựng mạng lưới công nghệ cao tạo mưa.

Các nhà khoa học Trung Quốc có kế hoạch sử dụng công nghệ quân cấp độ quân sự để xây dựng các bể đốt nhiên liệu cao trên cao nguyên Tây Tạng. Đây là một trong những chương trình tạo mưa nhân tạo lớn nhất trên thế giới, và sẽ dựa vào 34 máy bay mới, 8 máy bay phản lực nâng cấp, 897 thiết bị phóng tên lửa và 1.856 bộ thiết bị kết nối với các hệ thống kiểm soát kỹ thuật số.

Nếu nó hoạt động, dự án đầy tham vọng này sẽ tăng lượng mưa ở khu vực đến 10 tỷ mét khối/năm, hoặc tương đương 7% lượng tiêu thụ nước của Trung Quốc. Nhưng để đạt được mục tiêu đó thì cần phải việc xây dựng hàng chục ngàn bể đốt đặt trên cao nguyên Tây Tạng cao đến 5000m và rộng 1,6 triệu km vuông, gấp 3 lần diện tích Tây Ban Nha.

Một nhà khoa học Trung Quốc đang kiểm tra hệ thống tạo mưa nhân tạo. Ảnh: Reuters

“Hơn 500 bể đốt năng lượng cao đã được xây dựng trên các sườn nyis ở Tây Tạng, Tân Cương và một số địa điểm khác dành cho mục đích thử nghiệm. Dự liệu chúng tôi thu thập được cho thấy kế quả đầy hứa hẹn”, một nhà nghiên cứu giấu danh tính cho Báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng.

“Khi tuyết bắt đầu rơi gần như ngay lập tức chúng tôi kích hoạt bể chứa năng lượng. Điều đó giống như đang đứng trên sân khấu biểu diễn ảo thuật”, ông cho biết.

Hệ thống đang được Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Không gian Vũ trụ Trung Quốc phát triển, nhà thầu không gian-quốc phòng lớn này cũng đang dẫn đầu nhiều dự án đầy tham vọng khác ở cấp quốc gia, bao gồm khám phá hệ mặt trời và xây dựng trạm không gian cho Bắc Kinh.

Các nhà khoa học không gian đã thiết kế và xây dựng các bể đốt năng lượng bằng cách sự dụng công nghệ động cơ tên lửa quân sự, cho phép chúng đốt cháy năng lượng rắn cao an toàn và hiệu quả trong môi trường khan hiếm ô-xy ở độ cao 5.000 m, theo nhà nghiên cứu tự chối nêu danh tính.

Trong khi ý tưởng không có gì mới, các quốc gia khác như Mỹ đã thực hiện các thử nghiệm tương tự trên diện tích nhỏ, Trung Quốc là quốc gia đầu tiên trên thế giới nỗ lực thực hiện việc áp dụng công nghệ tạo mưa nhân tạo quy mô lớn.

Hoạt động hàng ngày của bể đốt sẽ được điều chỉnh bằng dữ liệu chính xác cao trong thời gian thực được thu thập từ một mạng lưới gồm 30 vệ tinh thời tiết cỡ nhỏ theo dõi chuyển động gió mùa ở khu vực Ấn Độ Dương.

Hệ thống đặt trên mặt đất cũng sẽ khai thác các phương pháp tạo mây khác nhau bằng cách sử dụng máy bay phản lực, máy bay không người lái và pháo cao xạ để tối đa hóa hiệu quả hệ thống điều chỉnh thời tiết.

Cao nguyên Tây Tạng rất quan trọng đối với nguồn cung cấp nước phần lớn cho đất nước Trung Quốc và một khu vực rộng lớn thuộc châu Á.

Trời sắp mưa trên cao nguyên Tây Tạng. Ảnh: Reuters

Sông băng và hồ chứa ở Tây Tạng cung cấp nguồn nước cho các con sông Hoàng Hà, Dương Tử, Mekong và nhiều con sông lớn khác chảy qua Trung Quốc, Ấn Độ, Nepal và một số quốc gia khác.

Được phun từ máy bay, các hạt năng lượng từ bể chứa để tạo thành mây, những đám mây sẽ mang mưa đến.

Một bể đốt năng lượng có thể tạo ra một dải mây bao phủ diện tích rộng 5 km.

Theo truyền thống, quy trình làm mưa hoặc “tạo mây mang mưa đến” , có nghĩa là phóng tên lửa chứa hóa chất vào những đám mây thúc đẩy khả năng tạo ra tinh thể băng và cuối cùng trở thành mưa.

Trung Quốc cũng sử dụng máy bay quân sự cho mục đích đó.

Làm mưa cũng là cách phổ biến để làm sạch không khí ở Trung Quốc, nơi khói mù dày đặc trở thành vấn đề nghiêm trọng đối với nhiều thành phố.

Tính thực tiễn của việc điều chỉnh thời tiết đã trở nên thường xuyên hơn trên khắp đất nước Trung Quốc trong những năm gần đây, bao gồm sự kiện công cộng lớn.

Năm 2008, Trung Quốc phóng 1.100 tên lửa chưa iot bạc lên bầu trời Bắc Kinh trước lễ khai mạc Thế vận hội để xua tan những đám mây và giúp đại hội thể thao toàn cầu tạnh ráo.

Bắc Kinh có kế hoạch phát triển công nghệ điều chỉnh thời tiết cho đến năm 2020.

Ngọc Bích
.
.
.