Trực thăng cá nhân đầu tiên trên thế giới

Thứ Sáu, 08/04/2016, 22:58
Các kỹ sư ở của Đức đã thử nghiệm thành công chuyến bay đầu tiên trong chiếc trực thăng cá nhân có hình con nhện được gọi là “multicopter". Họ hi vọng chiếc trực thăng này sẽ mở ra một kỷ nguyên mới cho việc di chuyển trong không gian ba chiều trên không trung.


Chiếc trực thăng Volocopter VC200 mất ba phút để bay lên không trung với việc sử dụng 18 cánh quạt được thiết kế đơn giản, hiện đại và rất thân thiện với môi trường sinh thái.

Các kỹ sư cho biết chiếc trực thăng không chỉ được sử dụng rộng rãi như các máy bay thông thường mà nó còn mở ra một bước tiến mới đến gần hơn với dịch vụ taxi trên không và hệ thống giao thông ba chiều trong tương lai.

Thiết kế điều khiển đơn giản là ưu thế của loại trực thăng này.
Chiếc máy bay trực thăng được thử nghiệm thành công lần đầu tiên ngày 30-3.

Ngày 30-3 vừa qua, kỹ sư Alexander Zosel cho biết: "Chuyến bay quả thực rất tuyệt, có cảm giác như tôi đang đứng trên mặt đất, nhưng thực ra tôi đang điều khiển chúng bay lên 20m”.

Chiếc trực thăng cá nhân được điều khiển với một phím duy nhất, làm giảm bớt tai nạn do máy bay trực thăng gây ra, mà lỗi chủ yếu là ở con người. Nó được thiết kế với một sự kiểm soát cao độ tự động, có nghĩa là Volocopter có thể dao động ở một độ cao nhất định mà không cần phải vận hành nó.

Máy bay trực tăng cá nhân Volocopter VC200, được thiết kế bởi các kỹ sư trong nhóm nghiên cứu E-Volo và được Cơ quan Hàng không Đức cho phép bay như một chiếc máy bay siêu nhẹ từ tháng 2 năm 2016 - ba năm sau khi đội bắt đầu phát triển trực thăng cá nhân multicopter.

Thông qua việc sử dụng nhiều cánh quạt, chiếc trực thăng cá nhân Volocopter có thể cất cánh và hạ cánh theo phương thẳng đứng. Lợi thế đáng kể của máy bay này chính là ngoài việc sản xuất đơn giản, không có cơ chế phức tạp.

Thay vì dùng động cơ đốt trong truyền thống, máy bay này sử dụng một gói pin ở mặt sau máy bay để cấp điện cho 18 cánh quạt ở trên đỉnh.

Các nhà phát minh của E-Volo có biết đây là máy bay trực thăng nhất thân thiện môi trường từng được tạo ra. Họ cũng khẳng định, nó sẽ là chiếc máy bay an toàn nhất thế giới vì chắc chắn nó sẽ không bị sự cố nếu một cánh quạt hỏng.

Ý tưởng thiết kế chiếc máy bay này  đã được tung ra cách đây vài nămvà  đã giành được một khoản trợ cấp 2 triệu Euro từ Bộ Kinh tế và Công nghệ Liên bang Đức.

Các chuyến bay thử nghiệm trước đó đã được tiến hành tại Karlsrule, Đức với nguyên mẫu 16 cánh quạt có 1 buồng lái cho 1 phi công.

Trần Thanh Nga
.
.
.