'Siêu trăng – Trăng máu' cùng xuất hiện sau hơn 30 năm

Thứ Hai, 28/09/2015, 15:19
Đêm 27/9 và rạng sáng 28/9, thế giới đã được chứng kiến cùng một lúc “Siêu trăng” và “Trăng máu”. Hiện tượng kỳ thú này đã không xảy ra trong vòng 33 năm qua, phá vỡ quy luật thông thường trước đó là 18 năm.

“Siêu trăng” (Supermoon) xảy ra khi trăng tròn ở vị trí gần nhất, lớn nhất và rõ nhất. Tức là, mặt trăng khi đó “đứng” ở vị trí gần trái đất nhất trên quỹ đạo hình elip bao quanh trái đất của nó.

Hình miêu tả hiện tượng nguyện thực toàn phần
Bloodmoon trên bầu trời Riverside, bang Connecticut, Mỹ.

Vị trí gần nhất của Mặt Trăng so với Trái Đất là 363.700 km, tại thời điểm này Mặt Trăng được nhìn thấy trên Trái Đất to hơn 14% với kích thước thông thường và có độ sáng gấp 30% so với vị trí xa nhất (khoảng 405.600 km).

“Siêu trăng” nhìn từ Bogota, Colombia.
Một chiếc máy bay đang bay phía trước “Supermoon” trên bầu trời Geneva, Thụy Sĩ.
“Siêu trăng” bị che khuất một phần ở Las Vegas, Mỹ.
Đàn chim bay qua mặt trăng ở Mir, Belarus.

Còn “Trăng máu” (Bloodmoon) là hiện tượng “nguyệt thực toàn phần”, xảy ra khi mặt trời, mặt trăng và trái đất ở vị trị thẳng hàng. Nói cách khác, mặt trăng sẽ nằm trọn trong vùng khuất của trái đất, nhưng không tối đen. Lý do là ánh sáng mặt trời khi đi vào bầu khí quyển của trái đất sẽ bị bẻ cong, trong đó các tia sáng bước sóng ngắn bị cản lại hết, chỉ còn lại những tia sáng bước sóng dài (đỏ và cam) chiếu xuyên qua và đi đến mặt trăng.

Trăng mọc ở Glastonbury Tor, Anh.
Trăng mọc phía sau làn mây trên bầu trời Athens, Hy Lạp.
Mọi người chiêm ngưỡng “Siêu trăng” ở Berlin, Đức.
“Siêu trăng” được nhìn từ sau đỉnh ngôi mộ của Jama Masjid ở New Delhi.
“Siêu trăng” xuất hiện phía sau tháp Eiffel ở Paris.

Điều kỳ thú lần này chính là “Siêu Trăng” và “Trăng Máu” cùng xảy ra vào đêm 27/9 và rạng sáng 28/9. Từ năm 1900, chỉ có 5 lần xảy ra hiện tượng kỳ thú trên, đó là vào các năm 1910, 1928, 1946, 1964 và 1982. Và hiện tượng này sẽ không lặp lại trước năm 2018.

Theo Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), hiện tượng “Nguyệt thực toàn phần” lần này kéo dài 1h12 và các nơi có thể chiêm ngưỡng hiện tượng này là cả Bắc và Nam Mỹ, Châu Âu, Châu Phi và một số khu vực tại vùng Tây Á và Đông Thái Bình Dương.

Khổng Hà
.
.
.