Nga thử động cơ nguyên tử cực khủng cho tàu vũ trụ có thể bay đến Sao Hỏa trong 6 tuần

Thứ Năm, 17/03/2016, 14:17
Nga công bố sẽ thử nghiệm một loại động cơ nguyên tử cho tàu vũ trụ vào năm 2018 mà theo công bố có thể rút ngắn thời gian bay đến sao Hỏa trong 6 tuần.


Các chuyên gia về công nghệ vũ trụ tính toán rằng với công nghệ tên lửa hóa học hiện nay thì chuyến bay đến hành tinh Đỏ phải mất 18 tháng.

Với công nghệ tên lửa sử dụng năng lượng nguyên tử, trọng lượng động cơ chỉ bằng một lửa so với tên lửa hóa học, điều này có nghĩa là tàu vũ trụ có sức chở lớn hơn, tốc độ lớn hớn.

Mô hình tàu vũ trụ động cơ nguyên tử của Nga.

Hơn nữa không giống các tàu vũ trụ hiện nay sử dụng một quỹ đạo xác định, công nghệ tên lửa đẩy năng lượng nguyên tử cho phép tàu vũ trụ có thể cơ động chuyển hướng trong suốt chuyến bay.

Được biết, dự án động cơ tên lửa dùng năng lượng nguyên tử giá trị 270 triệu USD vốn được khởi xướng bởi Cơ quan Không gian Nga RosCosmos hiện nay được chuyển sang cho tập đoàn hạt nhân Rosatom.

Một mô hình tương tự của Mỹ.

"Một đơn vi điện hạt nhân có thể đưa tàu đến sao Hỏa trong vòng 1 tháng rưỡi với khả năng cơ động và tăng tốc rất cao. Trong khi các loại động cơ hiện nay chỉ có thể đến đó trong 18 tháng và không có khả năng quay trở lại", Sergey Kirienko, người đứng đầu tập đoàn Rosatom tuyến bố trong cuộc phỏng vấn với hãng tin RT.

Cách  tàu vũ trụ động cơ nguyên tử hoạt động

NASA từng ấp ủ một dự án tương tự có thể bay tới sao Hỏa vào năm 2033.  Theo đó phản ứng phân hạch của uranium-235 được sử dụng để làm nóng và ion hóa hydro lỏng trong lò phản ứng biến nó thành plasma rồi tạo ra lực đẩy.

Một động cơ nguyên tử của Mỹ được thử nghiệm

Tiến sĩ Stanley Borowski, một kỹ sư tại Trung tâm nghiên cứu John Glenn của NASA cho biết động cơ như thế có thể đi được 40 triệu dặm và đến sao Hỏa trong vòng 100 ngày. Để so sánh thì tàu thám hiểm Curiosity Rover đến sao Hỏa trong 253 ngày.

Các dự án nghiên cứu về động cơ nguyên tử cho tàu vũ trụ của Mỹ được khởi động vào năm 1959 với sự hợp tác của NASA và Uỷ ban Năng lượng Nguyên tử Mỹ tuy nhiên đã sớm kết thúc vào năm 1973.

Bình Nguyễn
.
.
.