Dùng bom nguyên tử "chữa cháy"

Thứ Ba, 19/09/2017, 07:17
Đó là cách thức các nhà khoa học Liên Xô đã sử dụng để dập tắt một ngon lửa trên miệng giếng khí ga đã cháy ngùn ngụt trong suốt 3 năm.

Vào tháng 1-12-1963, giếng khí số 11 tại mỏ khí gia Urta-Bulak nằm cách thành phố Bukhara thuộc nước Cộng hòa Uzbekistan (thuộc Liên Xô cũ) gặp một sự cố. Áp lực khí ga mất điều khiển khiến 2 triệu mét khối khí ga thoát ra trên miệng giếng rồi bùng cháy.

Miệng giếng khí ga mất kiểm soát với ngọn lửa bốc cao nhìn xa từ hàng cây số. Ảnh: SPL.

Các phương pháp chữa cháy thông thường bất lực ngọn lửa đã bốc cao liên tục trong hơn 1.000 ngày. Chính vì thế mà chương trình PNE ra đời với mục đích chính là tạo ra một vụ nổ làm sập giếng khí qua đó khiến lửa tắt trên miệng giếng.

Các nhà khoa học tại phòng thí nghiệm vũ khí hạt nhân Arzamas đã tạo ra một quả bom nguyên tử đặc biệt có sức nổ 30 kiloton. Qủa bom có lớp vỏ đặc biệt chịu được áp suất lớn và nhiệt độ cao.

Người ta cũng khoan một đường hầm dài tới 6.000m cách không xa miệng giếng khí ga số 11. Ở độ sâu 1.450m đường hầm này được đào cắt chéo để nó gần giếng khí ga hơn nữa.

Quả bom nguyên tử được dùng không phải với mục đích quân sự. Ảnh: SPL.

Vào ngày 30-9-1966 quả bom được kích nổ ở độ sâu 2.440m,  xung chấn của vụ nổ làm đất đá ở thành giếng vỡ ra cắt đứt đường dẫn khí. Khoảng 30 giây sau vụ nổ ngọn lửa cháy trên miệng giếng trong 3 năm liên từ từ tắt lịm . Giếng khí ga số 11 sau đó được niêm phong.

Liên Xô sau đó còn sử dụng phương pháp này trong sự cố tương tự tại mỏ khí Mayskii cách thành phố Mary ở Trung Á khoảng 30 km về phía đông nam vào năm 1970. Vụ nổ có sức công phá 14 kiloton ở độ sâu 1.720m cũng giúp khắc phục sự cố trên.

Mô hình vụ nổ. Ảnh: SPL.

Một sự cố khác xảy ra tại  mỏ khí Kumzhinskiy gần thành phố Nar'yan Mara ở phía bắc nước Nga vào cuối năm 1980 cũng được khắc phục bằng phương pháp này. Người ta phải sử dụng một quả bom có sức công phá lên tới 37 kiloton để ngăn chặn 2,6 triệu mét khối khí ga thoát ra.

Đoàn Dự(theo Dailymail)
.
.
.