Mãn nhãn với "vũ điệu hoang dã" châu Phi mùa di cư

Thứ Ba, 19/06/2018, 15:13
Di cư là một đặc tính được phát hiện ở nhiều loài động vật như chim, cá, bò sát, lưỡng cư... với nguyên nhân đơn thuần là do nguồn thức ăn, thời tiết hay nhu cầu sinh sản. Hoạt động thú vị này không chỉ mang bản chất sinh tồn giữa các cá thể tham gia mà nó còn tình cờ tạo ra một màn trình diễn mãn nhãn của tự nhiên. 
Hàng năm, vào khoảng cuối tháng 6 đến tháng 7, có khoảng 1,5 triệu cá thể linh dương đầu bò băng qua những vùng đất rộng lớn của vườn quốc gia Serengeti (Tanzania) tới được khu bảo tồn đồng bằng xanh Maasai Mara (Kenya), để tìm kiếm nguồn thức cỏ dinh dưỡng.
Với hành trình này, cả bầy linh dương đầu bò sẽ phải trải qua quãng đường dài 2.800km, trước khi quay trở lại Serengeti vào khoảng tháng 1 năm sau.
Trên quãng đường đó, cả bầy linh dương đầu bò sẽ có khoảng 200.000 con ngựa vằn "làm bạn".
Tuy nhiên, không đơn giản chỉ là "vượt núi vượt sông", bầy linh dương và ngựa vằn phải đối mặt với nhiều nguy hiểm rình rập, đặc biệt là từ những con cá sấu sông Nile. Với chiều dài vào khoảng hơn 6m và nặng ~750kg, những con cá sấu này có thể nhịn đói trong khoảng thời gian dài và chỉ trực chờ để "ngoạm mồi".
Mùa di cư cũng là thời điểm có tương đối các nhà khoa học và khách du lịch tới nghiên cứu và chiêm ngưỡng các loài động vật. Vì vậy, có thể dễ dàng bắt gặp cảnh tưởng khinh khí cầu bay trên những đồng bằng châu Phi tuyệt đẹp.
Từ trên khinh khí cầu, người ta sẽ có cơ hội phóng tầm mắt ra phía xa của công viên quốc gia hay vùng đồng bằng bất tận, dõi theo hàng trăm nghìn, thậm chí hàng triệu con vật đang di chuyển phía dưới.
Các khách du lịch tham quan vườn quốc gia Serengeti (Tanzania).
Theo các chuyên gia động vật học, trong mỗi đợt di cư hàng năm sẽ có khoảng 10.000 con vật phải bỏ mạng khi băng qua các con sông. Đây được coi là vòng đời và chu kỳ của cuộc sống. Những con vật chết đi sẽ làm mồi cho báo, cá sấu, kền kền.
Giao tranh quyết liệt giữa một con báo đốm và bầy linh dương đầu bò. 
Trong khi "phía bên kia" đang đấu tranh với sinh tồn thì "ở bên này", loài hà mã lại rất bình tĩnh vầy trong bùn và nước của sông Mara để giữ mát cơ thể. Dù "lừ lừ" như vậy, nhưng Hà Mã vùng Kenya được mệnh danh là một trong những loài động vật nguy hiểm nhất châu Phi. 
Một đàn linh dương ngơ ngác tại Kenya đang thận trọng quan sát "hành tung" của một con báo Cheetah và một con chó rừng. 
Những chú voi con di chuyển trên đồng cỏ xavan Kenya luôn có bố dẫn đường và mẹ "chốt" cuối. 
Những kẻ săn mồi trong câu chuyện di cư không thể không kể đến sư tử, báo hoa mai và báo đốm. Sau khi săn mồi và "no nê", chúng dành tới 20 giờ/ngày để ngủ và loanh quanh.

N.U (Ảnh: Getty Images)
.
.
.