Tái hiện hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa bay lên trời

Thứ Năm, 24/05/2018, 09:05
Từ ngày 2 đến 9 tháng tư âm lịch hàng năm, người dân xã Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội lại tổ chức hội Gióng thu hút được sự quan tâm của đông đảo nhân dân nhiều tỉnh thành trên cả nước. Độc đáo nhất của hội Gióng là phần múa cờ, cướp chiếu giả đánh trận. 

Màn chủ đạo của hội Gióng là phần múa cờ, cướp chiếu lấy may và nhân vật chính là Ông Hiệu - một người mà  được cả làng coi là thuộc tầng lớp "đức cao vọng trọng" tức là không những có tài, đức mà cuộc sống gia đình cũng phải yên ấm, hạnh phúc, kinh tế dư dả. Danh hiệu "Ông Hiệu" có thể mang theo cả đời.

Ở hội Gióng, "Ông Hổ" tượng trưng cho các con vật được thuần phục để giúp đánh giặc. Trước khi màn múa cờ bắt đầu, "Ông Hổ" sẽ lên chiếu nhảy làm "lý" hoặc làm lễ.
"Ông Hiệu" phất cờ, chuẩn bị múa.
Sau màn múa cờ "Lệnh" cũng là lúc lễ hội kết thúc, ban tổ chức sẽ thả hình Thánh Gióng cưỡi ngựa bay lên trời đúng như trong truyền thuyết.
"Ông Hiệu" - Tướng lĩnh của Thánh Gióng.
Tiểu đồng - người phục vụ "Ông Hiệu" từ đầu tới khi xuất trận
Hội Gióng được tổ chức ở xã Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội vào ngày 2 đến 9 tháng 4 âm lịch hàng năm. Cứ 5 năm một lần, hội Gióng lại được tổ chức quy mô lớn hơn những năm thường, với sự tham gia của đầy đủ tướng lĩnh, quân binh...
"Ông Hiệu" trước giờ "xuất trận"
Toàn cảnh khu vực làm lễ, xung quanh là mương nước tránh việc người dân  lao vào tranh cướp
Màn múa cờ tượng trưng cho hiệu lệnh ra trận của tướng quân. Người diễn màn này phải được học thuần thục sao cho động tác, thần thái phải dứt khoát, uy nghiêm. Lá cờ dài màu tím bên trên được viết chữ "Lệnh"
Cờ để múa được đặt trong tấm vải dày, bình thường đặt thờ trong đền chỉ đến ngày hội mới mang ra. Vỏ bao cờ được cất cẩn thận trong hộp.
Màn múa cờ được diễn ra 3 lần, ở ba chiếu khác nhau; sau khi "Ông Hiệu" múa xong sẽ nhanh chóng ra khỏi chiếu và mọi người nhảy vào giành chiếu và bát lấy may.
Phong Sơn (Ảnh)
.
.
.