Tản mạn với Hương Trầm của Lê Quốc Sơn

Thứ Sáu, 02/06/2017, 10:33

Thơ Lê Quốc Sơn dung dị, chân chất, luôn gợi cho người đọc cảm giác trầm lắng, u hoài về một miền quá vãng.


Lê Quốc Sơn từng đặt chân đến rất nhiều vùng đất trên thế giới, từ trong tận cùng của khoảng lặng thời gian, anh nhận ra ngổn ngang trăm ngàn những mảnh ghép của cuộc đời.

Ta đến thăm ta ôi đường dài…

Mưa đêm trút nặng cả bờ vai

Diệu vợi đường xa…sao xa mãi?

Ta với ta mà, một như hai…

Ngổn ngang ta đó…trăm ngàn mảnh

Ghép lại cũng là như hư không…

Dù rất bận rộn với công việc kinh doanh, nhưng Lê Quốc Sơn luôn dành cho mình một quỹ thời gian vừa đủ để trở về chốn thiền môn, ngả lòng trong vòng tay Đức Phật và ước mình là giọt sương, mong manh như giọt lệ, tưới mát cuộc vô thường.

Tác giả Lê Quốc Sơn (bên trái) với những khoảng lặng chốn thiền môn

Đọc kỹ từng bài thơ trong Hương Trầm, bất cứ ai cũng nhận ra một Lê Quốc Sơn đau đáu, trăn trở với bản mệnh loài người. Càng nhìn thấu, thì tâm can càng bàng bạc một nỗi buồn thăm thẳm về thế sự.

Ai bán lạnh lùng tôi mua cho

Mua luôn chai đá mấy cho vừa

Mua luôn thù hận về tôi đó

Nhân thế oán tôi…nhân thế thua.

Những câu chuyện của Lê Quốc Sơn kể thường mang lại cảm giác an nhiên trong lòng người. Ở đó, có bóng hình một làng quê hiền hòa, một dòng sông, bến nước, cây đa. Có tuổi thơ lem luốc bên bờ cỏ dại, lau thưa. Trong những đêm Sài Gòn vội vã, nỗi nhớ càng quận trào, giằng xé với người con viễn xứ.

Đêm Sài Gòn không gió

Mười sáu chẳng bóng trăng

Nỗi buồn giăng đâu đó

Nhớ sông quê đêm rằm…

Hương Trầm phảng phất hơi hướng của thơ thiền

Thơ Lê Quốc Sơn dung dị, chân chất, luôn gợi cho người đọc cảm giác trầm lắng, u hoài về một miền quá vãng. Anh thổi tâm hồn, trái tim vào thơ như một cách để giải tỏa nỗi lòng, để trút bỏ những “tham, sân, si” giữa cuộc sống muôn hình vạn trạng. Trên hành trình đi tìm chân lý và lẽ sống, Lê Quốc Sơn vẫn luôn đặt cho mình một dấu hỏi thật lớn:

Nước quay về… con nước lại trôi đi

Sao ta vẫn giang hồ chưa dừng bước…

Và cứ thế, “gã giang hồ” trong anh vẫn cần lao, mải miết khắp chân trời góc bể. Thiền môn chính là cánh cổng phía sau để Lê Quốc Sơn “cởi” tấm áo trần nhuộm mặn mồ hôi. Anh bảo rằng, mỗi người sinh ra đều mang một sứ mệnh. Và sứ mệnh của anh chính ra đi để tìm một đích đến, không phải cho riêng mình. 

pv
.
.
.