Indonesia – Việt Nam giao lưu văn hóa thông qua vải Batik và dệt thổ cẩm

Thứ Hai, 24/12/2018, 18:19
Đại sứ quán Indonesia tại Hà Nội phối hợp với Tập đoàn Trung Nguyên Legend tổ chức chương trình Giao lưu tìm hiểu về vải Batik và dệt thổ cẩm của người Ê Đê tại Bảo tàng Thế giới Cà phê, Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk từ ngày 21 đến 23-12 năm 2018. 

Sự kiện nhằm giới thiệu vải Batik của Indonesia và dệt thổ cẩm của người dân tộc Ê đê tới khách thăm quan du lịch.

Indonesia và Việt Nam đều nổi tiếng về cà phê. Cả hai đều nằm trong top 5 các nước xuất khẩu cà phê trên thế giới. Bên cạnh sự tương đồng đó, Indonesia và Việt Nam cũng chia sẻ những di sản phong phú từ các cộng đồng đa dân tộc trên đất nước của mình, trong đó có sự kế thừa thể hiện trên của trang phục và vải truyền thống. Batik của Indonesia đã được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể thế giới của UNESCO năm 2009.

Sự kiện diễn ra trong ba ngày được chia thành 5 buổi trải nghiệm, mỗi buổi trong 2 tiến. Hai nghệ sĩ Batik người Indonesia, bà Nurul Kartika Sari và bà Miliana Ragil Sumirat trong bộ váy truyền thống kebaya và Batik của họ đã trình diễn cho khán giả về cách làm Batik. Khán giả mà hầu hết trong số họ là phụ nữ rất say mê khi cố gắng tạo ra miếng vải Batik của riêng họ từ khi bôi sáp vào hình vẽ trên vải bằng cách sử dụng bút "canting", cây bút dùng để vẽ sáp cho đến bước cuối cùng của quá trình là nhuộm vải.

Trong buổi trải nghiệm, khán giả cũng được giới thiệu về nghề dệt thổ cẩm của người Ê Đê bởi hai nghệ nhân thổ cẩm, cô H'yam Bkrong và cô H 'Soat Eban. Quá trình bắt đầu với việc sắp xếp các sợi để tạo ra các họa tiết mong muốn sau đó dệt nó thật chặt mới tạo ra tấm vải tốt.

Chương trình là cơ hội trao đổi văn hóa giữa các nghệ nhân Indonesia và Việt Nam trong khi hai nghệ sĩ có thể học hỏi lẫn nhau trong việc tạo ra các loại vải đặc trưng của khu vực của họ. 

Sau khi thử dệt vải thổ cẩm, Chị Nurul nói rằng cả thổ cẩm của người Ê Đê và Batik cần phải được làm cẩn thận để tạo ra một sản phẩm tinh xảo. Cô H'yam Bkrong đã chia sẻ cảm giác tương tự của mình sau khi thử Batik rằng các nghệ nhân làm cả hai loại vải cần phải kiên nhẫn. Cô nói thêm rằng các họa tiết trên vải batik và vải thổ cẩm tượng trưng cho sự phong phú của văn hóa từ hai quốc gia.

Indonesia và Việt Nam năm nay kỷ niệm 63 năm quan hệ ngoại giao, hai nước cũng là đối tác chiến lược của nhau. Chương trình này là nỗ lực của Đại sứ quán nhằm thúc đẩy và tăng cường quan hệ ngoại giao nhân dân qua khía cạnh văn hóa.

Tiên An
.
.
.