Đêm Đại Lộ di sản- Tôn vinh vẻ đẹp lộng lẫy của di sản

Thứ Hai, 13/05/2019, 11:18
Đêm Đại Lộ di sản diễn ra vào 20h ngày 12-5 nhằm tôn vinh các di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam và thế giới.


Năm nay, Đại Lộ di sản năm trong khuôn khổ của đại lễ Phật đản diễn ra tại cổng tam quan chùa Tam Chúc. Một đêm nghệ thuật đa sắc màu, tôn vinh vẻ đẹp của các di sản Việt Nam và thế giới trong sự kết nối, giao thoa.

Mở đầu của đêm Đại lộ di sản là chương trình: "Việt Nam- đất Phật ngàn năm" – đó là hành trình triết lý Phật giáo đi vào đời sống dân gian, thích ứng  với tín ngưỡng, phong tục, tập quán bản địa và nhờ đó, những tinh hoa của giáo lý Phật giáo đã nở hoa, kết trái, trường tồn cùng dân tộc.

Tiết mục Việt Nam Phật giáo rạng ngời do Ngọc Sơn  - Quách Tuấn Du - Đông Hùng - Ngọc Khuê - Khánh Linh & 120 diễn viên múa trình diễn.
Màn trình diễn : Phật trong cõi nhân gian (Hát ru - Đi Cấy - Vào Chùa do ca sĩ Khánh Linh - Ngọc Khuê và Dàn hợp xướng Thiếu nhi quận Ba Đình trình diễn.
Khai giác với màn trình diễn tạo hình trên Cổng Tam quan của quần thể chùa Tam Chúc. Múa cờ, trống, lụa (50 trống lớn, 50 trống nhỏ, 100 cờ phật giáo).
Phần 2: Đại lộ  di sản giới thiệu các di sản của các nước như Ấn Độ, Srilanca, Buttan, Nhật Bản, Trung Quốc… và nước chủ nhà Việt Nam.
Ấn Độ là quê hương của Phật giáo, đến bây giờ tại Ấn Độ, Phật giáo vẫn là 1 tôn giáo quan trọng cùng với rất nhiều tôn giáo khác. Những điệu múa cổ điển nhất của Ấn Độ vẫn thể hiện những câu chuyện Phật giáo. Các nghệ sĩ đang trình diễn điệu múa Odissi : là một trong bảy điệu múa cổ điển của Ấn Độ, là di sản văn hóa của quốc gia. 
Tiết mục Nirvana đến từ đoàn nghệ thuật Sri Lanca.
Tiết mục múa Onden Onden  của Đoàn nghệ thuật Indonesia.
Đoàn chủ nhà Việt Nam giới thiệu tiết mục múa  Lục Cúng hoa đăng (Nhã nhạc cung đình Huế) do Nhà hát nghệ thuật truyền thống Cung đình Huế và 300 tăng ni phật tử chỉ đứng yên trên các tầng tắt bật đèn sen điện.
Điệu múa Cham của người Buttan- là một điệu nhảy truyền thống gắn liền với văn hóa Phật giáo. Các vũ công sẽ đeo mặt nạ và nhảy múa trên nền nhạc truyền thống được chơi bởi các nhà sư. 
Đại lộ di sản kết thúc với màn trình diễn múa và pháo hoa lộng lẫy tại cổng tam quan chùa Tam Chúc chào mừng ngày lễ Phật đản.
PV
.
.
.