Làm xấu đi hình ảnh của những cổng làng cổ

Thứ Sáu, 12/06/2015, 12:32
Những cổng làng cổ kính xa xưa được người dân Thụy Khuê – Tây Hồ - Hà Nội coi là niềm tự hào bao đời qua và lưu truyền gìn giữ đến ngày hôm nay đang bị bàn tay con người làm mất đi vẻ đẹp cổ kính ấy

Khi Việt Nam hội nhập với toàn cầu, tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh thì những tòa nhà cao chọc trời hay những công trình đô thị mọc lên càng nhiều và thủ đô Hà Nội mang 1 vẻ hiện đại hơn. 

Thế nhưng giữa lòng thủ đô tập nập vẫn còn đó những cổng làng cổ kính xa xưa được người dân Thụy Khuê – Tây Hồ - Hà Nội coi là niềm tự hào bao đời qua và lưu truyền gìn giữ đến ngày hôm nay. Tuy vậy qua năm tháng vẻ đẹp thôn quê cổ kính ấy ngày càng mất đi bởi lớp bụi thời gian và bàn tay của con người.

Cổng làng Yên Thái là chiếc cổng đầu tiên mà người ta bắt gặp khi vào con phố Thụy Khuê, thế nhưng nét thiện cảm đầu tiên ấy đang dần mất đi bởi ngoài nét cổ kính thôn quê còn có thêm hình ảnh dây điện chằng chịt bên cạnh.
Cổng làng Giếng được tu sửa và rộng rãi hơn tuy nhiên chính vì sự rộng rãi ấy mà 1 số người dân nơi đây lấy làm nơi buôn bán hàng hóa. Thậm chí còn bày ra giữa cổng làng chiếm cả lối đi.
Tuy không bị lấn chiếm nhưng những lớp rêu xanh của thời gian đi qua để lại hay những tờ áp phích quảng cáo bị xé nham nhở đã làm xấu đi rất nhiều vẻ đẹp vốn có của cổng làng.
Hầu như tất cả các cổng làng nơi đây đều gắn liền với hình ảnh bảng khẩu hiệu và mạng dây điện chằng chịt phía trên mái cổng.
Có lẽ cổng làng Yên Thái là cổng làng duy nhất không bị tu sửa nhiều và giữ lại được vẻ đẹp vốn có trong số cổng làng cổ. Trên cổng vẫn còn lưu lại 4 chữ vàng “Mỹ Tục Khả Phong” do triều đình Tự Đức thứ 19 (năm 1867) ban và bản ghi nhớ “Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm ngày 6/1/1946”.
Không gian của từng chiếc cổng đều được người dân nơi tận dụng 1 cách tối đa nhất có thể.
Cổng Hầu cũng không tránh khỏi tình trạng bị lấn chiếm làm nơi buôn bán.
Vẻ cổ kính của Cổng Xanh có lẽ chỉ còn lại ở câu đối chữ nho hai bên cổng.
Trần Hiệp
.
.
.