Việc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) có tân Tổng giám đốc đã chính thức chấm dứt hơn nửa năm tổ chức này hoạt động ở trạng thái “rắn không đầu”. Giới chuyên gia nhận định, làn gió mới mang tên Okonjo-Iweala sẽ mang đến những cơ hội để vực dậy nền kinh tế thế giới hậu đại dịch COVID-19, đồng thời góp phần định vị lại “thương hiệu” WTO.
Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu năm 2019, việc trái đất tăng thêm 2 độ C có thể châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng lương thực trên toàn cầu. Hầu hết các nhà khoa học đều cho rằng những mục tiêu về biến đổi khí hậu mà các quốc gia tham gia Thỏa thuận Paris đang cố gắng đạt được là chưa đủ...
Cách đây một năm, thật khó để người dân Mỹ có thể tưởng tượng được tình hình như hiện nay.
Hạ tuần tháng 1, Armin Laschet, Thủ hiến bang North-Rhine Westphalia, bang đông dân nhất nước Đức đã được bầu chọn làm Chủ tịch mới của đảng Liên minh Dân chủ Cơ Đốc giáo (CDU). Điều này cũng có nghĩa là ông Armin Laschet sẽ thay thế nữ Thủ tướng Angela Merkel để lãnh đạo đảng này tham gia cuộc tổng tuyển cử sắp tới.
Sáng 18/2, người dân Australia thức dậy, mở điện thoại, và thấy dữ liệu tin tức trên trang Facebook của họ trống trơn. Chỉ trong một đêm, Facebook đã xóa toàn bộ nguồn cấp dữ liệu của hàng chục trang thông tin truyền thông của Australia nhằm phản ứng với một dự luật mà quốc hội Australia dự kiến thông qua.
"Vầng hào quang" từ các đệ nhất phu nhân được tạo nên từ đặc điểm thể chất lẫn tính cách. Tuy vậy, họ luôn bị soi mói rất kĩ từ phong thái, đặc điểm ngoại hình cho đến cách ăn mặc bởi công chúng thường đặt kỳ vọng lớn vào những gì họ có thể làm được và cống hiến cho người dân Mỹ.
Khi đại dịch COVID-19 vẫn đang lan rộng khắp toàn cầu và chưa có dấu hiệu dừng lại thì trên thế giới nói chung, Đông Nam Á nói riêng, nếu có những kẻ không sợ thất nghiệp và vẫn kiếm được rất nhiều tiền thì đó chỉ là bọn buôn bán ma túy...
Hôm 5/2 (giờ địa phương), trong cuộc thảo luận sâu rộng đầu tiên từ khi Tổng thống Mỹ Joe Biden nhậm chức, Ngoại trưởng các nước Đức, Pháp, Anh và Mỹ đã nhất trí muốn khôi khôi phục quan hệ đối tác xuyên Đại Tây Dương truyền thống, gần gũi và cùng nhau giải quyết các thách thức toàn cầu trong tương lai.
Chấm dứt chuỗi ngày "dùng dằng", Mỹ và Nga chính thức đồng ý gia hạn Hiệp ước START Mới thêm 5 năm, một động thái nhận được sự hoan nghênh từ nhiều nước và tổ chức quốc tế, coi đây là phương tiện để duy trì các giới hạn với kho vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới.
Mang khát khao về một tương lai ổn định hơn, người dân Myanmar giờ đây lại chìm trong hoang mang một lần nữa, khi chính phủ của nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi bị quân đội bắt giữ. Những cuộc biểu tình và đình công đang lan rộng trên khắp cả nước, với hi vọng và lo lắng đan xen nhau trong lòng người dân về tương lai của chính đất nước này.
Chính trường Myanmar lại dậy sóng sau biến cố bất ngờ diễn ra vào sáng sớm ngày 1-2, gây lo ngại trong dân chúng Myanmar và cộng đồng quốc tế về viễn cảnh quân đội quay trở lại nắm quyền và áp đặt chế độ cai trị hà khắc như trước đây.
Chính quyền ông Biden cuối cùng đã lên tiếng về vấn đề hạt nhân Iran. Ngày 27-1, Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken nói rằng “nếu Iran một lần nữa đáp ứng đầy đủ các cam kết của mình theo thỏa thuận thì Mỹ cũng vậy”.
Đánh dấu một năm rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), Vương quốc Anh ngày 1/2 (giờ địa phương) đã chính thức nộp hồ sơ gia nhập một trong những khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới - Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (gọi tắt là CPTPP), gồm 11 thành viên là Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam.
Cả hai phe trong cuộc chính biến đều có quan hệ hữu hảo với Bắc Kinh, khiến Trung Quốc rơi vào thế khó xử và có thể sẽ chọn cách không can thiệp.
Trước những diễn tiến khó lường trong cuộc chính biến xảy ra rạng sáng 1-2 tại Myanmar, nhiều quốc gia, tổ chức đã lên tiếng bày tỏ lo ngại về tình hình tại đây, đồng thời kêu gọi quân đội nước này tôn trọng các quy định của luật pháp.
Đó chính là những biến thể mới của virus SARS-CoV-2. Tốc độ lây lan và mức độ nguy hiểm của chúng đã đặt cuộc chiến toàn cầu chống đại dịch trước những thách thức mới.
Với chủ đề “Một năm quan trọng để khôi phục niềm tin”, tuần lễ Chương trình nghị sự Davos 2021, diễn ra từ ngày 25 đến 29-1, có nhiều điểm đặc biệt. Ngoài việc đây là lần đầu tiên kể từ khi thành lập cách đây 50 năm, Diễn đàn Kinh tế thế giới không diễn ra ở Davos, Tổng thống Nga Putin có bài phát biểu trực tuyến tại hội nghị này, lần đầu tiên từ năm 2009.